Trên quần đảo Svalbard ở Bắc Cực, hàng năm mặt trời không mọc trong suốt bốn tháng và thời tiết băng giá đến mức không có cỏ cây nào mọc được.

TQ bật mạnh trước đòn thuế của ông Trump

Ông Trump hay Kim Jong Un sẽ giành Nobel Hòa bình 2018?

Hàn Quốc chuyển giao tàu tuần tra cho Việt Nam

Tuy nhiên, Na Uy, quốc gia có chủ quyền đối với Svalbard, lo ngại căng thẳng giữa Nga và phương Tây có thể tràn qua tiền đồn băng giá và cằn cỗi này, bởi sự quan tâm ngày càng tăng đối với các tuyến đường dầu khí và vận chuyển có giá trị của Bắc Cực.

Theo hãng tin Reuters, quốc gia Bắc Âu này đã và đang vận động các thành viên trong tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tập trung vào việc bảo vệ, phòng thủ tập thể đối với lãnh thổ của mình, thay vì can thiệp vào các khu vực bên ngoài biên giới.

Na Uy sẽ là nơi tập kết các lực lượng chủ chốt của Trident Juncture, cuộc tập trận quân sự lớn nhất của NATO kể từ năm 2002. Trong 2 tuần bắt đầu từ ngày 25/10, khoảng 40.000 binh sĩ từ 30 quốc gia sẽ tiến hành các cuộc diễn tập trên không, trên biển và đất liền từ Phần Lan và Biển Baltic ở phía Đông, cho tới Iceland ở phía Tây. 

{keywords}
Tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ tham gia tập trận Trident Juncture

Một cuộc diễn tập liên quan đến các sĩ quan chỉ huy và nhân viên của họ tại trụ sở - sẽ được tổ chức sau đó, từ ngày 14-23/11 tới.

Oslo cũng đã thuyết phục Washington tăng hơn gấp đôi số lính thủy đánh bộ Mỹ đóng quân tại Na Uy. Từ năm tới, hàng trăm binh sĩ tới sẽ được gửi đến Troms, một vùng ở Bắc Cực nằm gần với Nga hơn so với căn cứ hiện tại của Thủy quân lục chiến Mỹ ở miền Trung Na Uy.

Từ trạm nghiên cứu Ny-Aalesund ở Svalbard, Ngoại trưởng Na Uy Ine Eriksen Soereide nói: "Chúng tôi nhận thấy không có lý do để cho rằng nguy cơ căng thẳng có thể xuất phát ở Bắc Cực, nhưng nó có thể dễ dàng kết thúc ở đây nếu nó bắt đầu ở nơi khác". "Và tất nhiên đó là do Nga xây dựng năng lực quân sự của họ, đặc biệt là trên Bán đảo Kola", bà nói thêm.

Na Uy có biên giới đất liền dài 196km với Nga và Hạm đội phương Bắc của Nga đặt căn cứ chính tại Severomorsk, cách biên giới Na Uy trên Bán đảo Kola khoảng 100km, một khu vực có các căn cứ hải quân và các khu quân sự hạn chế nằm rải rác.

NATO lo ngại việc Nga tăng cường lực lượng quân sự ở Bắc Cực, được tiến hành từ năm 2008 và liên quan đến việc mở và tái mở 6 căn cứ quân sự, có thể làm giảm sự tự do hàng hải của liên minh.

Ngược lại, Nga, quốc gia đã tổ chức các cuộc tập trận lớn nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh ở miền Đông Siberia hồi tháng 9 vừa qua, cũng bày tỏ những dấu hiệu lo ngại về tình hình quân sự ở Na Uy. Moscow coi kế hoạch gửi thêm lính thủy đánh bộ Mỹ như một hành động không thân thiện có thể "gây ra những hậu quả".

"Điều này khiến Na Uy trở nên khó có thể dự đoán hơn và có thể khiến căng thẳng gia tăng, kích hoạt một cuộc chạy đua vũ trang và làm mất ổn định tình hình ở khu vực Bắc Âu", Đại sứ quán Nga cho biết trên trang Facebook hồi tháng 6 vừa qua.

Lợi ích của Nga

Na Uy đã đẩy mạnh hoạt động kinh tế tại Svalbard. Ngành công nghiệp truyền thống của Svalbard là khai thác than nhưng không mang lại lợi nhuận. Do vậy, Oslo đã tăng cường phát triển du lịch, nghiên cứu khoa học và nghề cá ở đó. 

{keywords}
Quang cảnh thị trấn NY-Aalesund trên quần đảo Svalbard

Nga cũng có lợi ích ở Svalbard. Theo hiệp ước năm 1920 trao cho Na Uy chủ quyền đối với quần đảo này, công dân của tất cả các bên ký kết hiệp định có thể sinh sống ở đó mà không cần thị thực Na Uy, trong đó có công dân Nga.

Hiện có 467 người Nga đã đăng ký định cư tại Svalbard và một công ty khai thác than của Nga đã hoạt động trong nhiều thập kỷ nay tại thị trấn Barentsburg. Một khu định cư khác của người Nga là khu Pyramiden hiện đang bị bỏ hoang, nhưng nó nằm trên bản đồ du lịch như một thị trấn ma.

Svalbard đã được đưa vào chương trình nghị sự của NATO sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crưm hồi năm 2014 và tiến hành các cuộc tập trận hải quân thường xuyên ở Bắc Cực. Và trước sự gia tăng quân sự của Nga, Na Uy, thành viên sáng lập NATO nhưng không phải là thành viên Liên minh châu Âu, đã tăng cường lực lượng của mình.

Na Uy đã đặt hàng 52 máy bay chiến đấu F-35 từ Lockheed Martin, tái xây dựng hạ tầng để hỗ trợ các máy bay này và đang đặt mua 4 tàu ngầm mới từ ThyssenKrupp của Đức. Nước này cũng đang xây dựng một tiểu đoàn kỵ binh trong một căn cứ quân sự ở khu vực Finnmark giáp biên giới với Nga.

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, Moscow không đe dọa bất cứ ai từ Bắc Cực, mà chỉ đang tiến hành các biện pháp đảm bảo an ninh của Nga. Trang web của Bộ Quốc phòng Nga dẫn lời Tướng Valery Gerasimov, Tổng tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Nga, cho biết quá trình hiện đại hóa Hạm đội phương Bắc bao gồm việc bổ sung 23 tàu mới gồm hai tàu ngầm hạt nhân.

Tướng Gerasimov cho biết, Nga đã "khôi phục sự hiện diện của mình ở các khu vực chiến lược của Bắc Băng Dương và đảm bảo an ninh cho hoạt động kinh tế của Nga".

Đến cuối năm nay, Hạm đội phương Bắc sẽ tiếp nhận vũ khí và trang thiết bị bao gồm 5 tàu chiến, 15 máy bay và 62 tổ hợp radar và tổ hợp phòng không, theo lời Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu được kênh truyền hình Zvezda của Nga trích dẫn. 

{keywords}
Thị trấn NY-Aalesund trên quần đảo Svalbard

Ngoài ra, các lực lượng phòng thủ bờ biển cũng được cung cấp 3 đơn vị tên lửa "Bal" và "Bastion". Các sân bay quân sự mới đang được xây dựng và những sân bay khác đang được Nga hiện đại hóa.

Bộ Ngoại giao Nga không đưa ra bình luận về những thông tin trên.

Mỹ cũng muốn tham gia trò chơi

Trong khi đó, quân đội Mỹ cũng đánh giá tầm quan trọng của Bắc Cực ngày càng tăng, đặc biệt là do sự ấm lên toàn cầu mở ra các tuyến đường biển mới và trữ lượng dầu mỏ cũng như khoáng sản ở đây. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis từng nói, "chắc chắn nước Mỹ đã tham gia vào cuộc chạy đua ở Bắc Cực. Không nghi ngờ gì về điều đó".

Tháng 7 vừa qua, Bộ trưởng Mattis đã tới Na Uy để thảo luận với Ngoại trưởng Soereide và Bộ trưởng Quốc phòng Frank Bakke-Jensen của nước chủ nhà. Việc triển khai thêm lính thủy đánh bộ Mỹ cũng đã được xác nhận vào tháng sau đó.

Năm 2010, chính quyền Oslo và Moscow đã ký một thỏa thuận để chấm dứt tranh chấp biên giới hàng hải giữa hai nước, cho phép thăm dò dầu khí và cấp giấy phép miễn thị thực đi lại cho cư dân vùng biên.

Tuy nhiên, kể từ sau vụ sáp nhập Crưm của Nga, các quan chức quân đội và Chính phủ Na Uy ngày càng bày tỏ lo ngại, bao gồm cả việc Nga diễn tập tấn công ném bom mô phỏng vào các mục tiêu của Na Uy và thông qua việc triển khai các tàu ngầm chạy êm hơn để khó bị phát hiện.

Na Uy cũng lo ngại Nga có thể sẽ ngăn chặn NATO điều quân hoặc bổ sung quân tiếp viện bằng cách kiểm soát cái gọi là khoảng trống GIUK, khu vực nằm ở phía Bắc Đại Tây Dương giữa Greenland, Iceland và Anh.

Tháng 8 vừa qua, bình luận về việc binh sĩ, xe tăng và thiết bị của Đức tham gia các cuộc tập trận Trident Juncture, Bộ trưởng Quốc phòng Na Uy Frank Bakke-Jensen nêu rõ môi trường an ninh khu vực và toàn cầu đã thay đổi về cơ bản.

"Chúng ta cần phải thực hiện sứ mệnh cũ của NATO - bảo vệ Bắc Đại Tây Dương và hệ thống liên lạc và tiếp tế xuyên Đại Tây Dương. Đây là những gì chúng tôi đang thực hiện, là làm thế nào để di chuyển số lượng lớn binh sĩ, xe pháo và tàu", ông nói.

Minh Thu

Chiến cơ ‘tương lai của Không quân Nga’ có gì đáng gờm?

Chiến cơ ‘tương lai của Không quân Nga’ có gì đáng gờm?

Dự kiến cuối năm nay, Không quân Nga sẽ được trang bị 6 chiếc MiG-35 – tiêm kích được mệnh danh là tương lai của Không quân Nga.

Vũ khí bí ẩn xuất hiện trên chiến cơ Nga

Vũ khí bí ẩn xuất hiện trên chiến cơ Nga

Một chiến cơ Mig-31 của Nga vừa được phát hiện cất cánh cùng với một vũ khí bí ẩn chưa từng lộ diện trước đây.

Nga sắp sửa hoàn thiện 'vũ khí chết chóc nhất'

Nga sắp sửa hoàn thiện 'vũ khí chết chóc nhất'

Hệ thống S-500, từng được các chuyên gia Trung Quốc thuộc Tạp chí China Military nhận xét đây là loại “vũ khí chết chóc nhất” của Nga.

Điều ‘rồng lửa’ tới Syria, quan hệ Nga-Israel sẽ ra sao?

Điều ‘rồng lửa’ tới Syria, quan hệ Nga-Israel sẽ ra sao?

Nga mới đây quyết định cung cấp hệ thống tên lửa S-300 cho Syria nhằm đáp trả vụ máy bay trinh sát II-20 hôm 17/9.

Ấn Độ 'phớt' Mỹ, chi hàng tỷ đô mua S-400 của Nga

Ấn Độ 'phớt' Mỹ, chi hàng tỷ đô mua S-400 của Nga

Ấn Độ vừa thông qua hợp đồng 5,43 tỷ USD mua các hệ thống phòng thủ S-400 Triumph của Nga, bất chấp đe dọa trừng phạt của Mỹ.