“Châu Âu khó có thể tiếp tục các cuộc đàm phán về hiệp định tự do thương mại sau sự vi phạm lòng tin như vậy. Giữ lời là điều kiện của sự tin cậy giữa các nền dân chủ và giữa các đồng minh. Do vậy, thật khó có thể tưởng tượng nếu chúng ta tiếp tục xúc tiến các cuộc đàm phán thương mại ‘như không có chuyện gì xảy ra’ với một quốc gia mà chúng ta không còn tin tưởng”, Bộ trưởng Các vấn đề Liên minh châu Âu (EU) của Pháp Clement Beaune nói với tờ Politico hôm 20/9.

{keywords}
Bộ trưởng Các vấn đề EU của Pháp Clement Beaune. Ảnh: AP

Tờ Politico nhận định, Pháp vốn có truyền thống bảo vệ những hiệp định thương mại với những quốc gia xuất khẩu nông sản lớn, và Canberra cũng không phải là ngoại lệ. Nếu không có sự hậu thuẫn của Paris, Uỷ ban châu Âu sẽ không thể cấp cho người nông dân Australia quyền tiếp cận thị trường ưu đãi đối với những mặt hàng như thịt bò và sữa, vốn là trọng tâm của thỏa thuận thương mại giữa EU và Canberra.

Ở một diễn biến khác, người đứng đầu Uỷ ban Nghị viện châu Âu về thương mại quốc tế Bernd Lange cho rằng, thỏa thuận an ninh-quốc phòng AUKUS cũng ảnh hưởng tới những lợi ích của nước Đức.

“Ngoài định hướng chính sách an ninh của Australia, thỏa thuận với Mỹ cũng gửi những tín hiệu về chính sách công nghiệp chống lại EU bởi nó cũng ảnh hưởng tới công ty Atlas Elektronik, một doanh nghiệp hệ thống và điện tử hàng hải-hải quân có trụ sở tại Bremen, Đức. Việc hợp tác chính sách công nghiệp và chuyển giao công nghệ, vốn là một phần trong chiến lược của EU ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đã trở nên phức tạp hơn”, ông Lange nói với tờ Politico.

Theo ông Lange, EU có thể sẽ phản ứng bằng việc “mở rộng quyền tự chủ chiến lược và xác định những lợi ích về kinh tế, chính trị và an ninh của riêng khối này”.

Việc Australia hồi tuần trước bất ngờ hủy thỏa thuận mua tàu ngầm thông thường trị giá tới 90 tỷ USD đã ký với Pháp từ năm 2016 sau khi cùng Mỹ và Anh tuyên bố thành lập liên minh quân sự 3 bên AUKUS, đang gây ra một cuộc khủng hoảng ngoại giao nghiêm trọng.

Ngoại trưởng Pháp Le Drian gọi đây là “nhát dao đâm sau lưng”. Paris đã triệu hồi các đại sứ tại Washington và Canberra về nước, viện dẫn lí do về "hành vi không chấp nhận được" của Mỹ, Anh và Australia.

Tuấn Trần

Đằng sau thỏa thuận của Mỹ bị Pháp tố 'đâm sau lưng'

Đằng sau thỏa thuận của Mỹ bị Pháp tố 'đâm sau lưng'

Mỹ vừa có một nước đi không ngờ khi bí mật đàm phán để trang bị tàu ngầm hạt nhân cho Australia, trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác tăng cường an ninh ba bên (AUKUS).

Pháp hủy họp quốc phòng với Anh, điện đàm với Mỹ về vụ 'đâm sau lưng'

Pháp hủy họp quốc phòng với Anh, điện đàm với Mỹ về vụ 'đâm sau lưng'

Pháp đã hủy cuộc hội đàm giữa bộ trưởng trưởng quốc phòng nước này với người đồng cấp Anh sau khi bị Canberra bất ngờ hủy thỏa thuận mua tàu ngầm vì liên minh quân sự Mỹ - Anh - Australia.