- Một sự thật là các cầu thủ chuyên nghiệp đến Trung Quốc không phải để trải nghiệm bóng đá, mà vì tiền, và phần lớn họ mang quốc tịch Brazil.


Khi châu Âu sợ Trung Quốc

“Những gì Trung Quốc đang làm rất đáng để lo ngại, vì họ có thể thực hiện những hợp đồng mà châu Âu không thể”, Jose Mourinho nhận định về “cơn bão tiền” đang diễn ra với nền bóng đá ở quốc gia đông dân nhất thế giới.

Chỉ trong tháng Giêng vừa qua, Trung Quốc chi ra tổng cộng 220 triệu euro cho các hoạt động chuyển nhượng.

{keywords}

Bóng đá Trung Quốc tiêu tiền nhiều thứ 2 thế giới, chỉ sau Premier League

Bóng đá Anh là nơi duy nhất có khoản chi cao hơn. Các đội bóngPremier League (không tính hạng Nhất) đã bỏ khoản tiền khoảng 230 triệu euro cho việc mua sắm cầu thủ. Nghĩa là chênh lệch không cao.

Một vài năm trước, để được xem các ngôi sao hàng đầu thế giới, người Trung Quốc bỏ tiền mời các CLB châu Âu sang đá vài trận giao hữu vô bổ.

Hiện tại, người Trung Quốc bỏ tiền rút ruột chính những gã khổng lồ châu Âu.

Đó là sự thật.Chelsea bị những đội bóng Trung Quốc lấy Ramirez rồi Oscar. Jackson Martinez rời bỏ Atletico để đến với Chinese Super League.

Đang là nhân tố chính trong cuộc phiêu lưu với Roma, Gervinho quyết định rời khỏi thủ đô Italia để đến với bóng đá Trung Quốc.

{keywords}

Sau nửa năm ở châu Âu, Pato sang Trung Quốc làm học trò của Cannavaro

Tianjin Quanjian đã cướp tiền vệ Axel Witsel ngay trên tay các đại gia châu Âu như Milan, Juventus. Mới đây, CLB do Fabio Cannavaro dẫn dắt cũng lấy được Alexandre Pato.

Những kẻ bán mình cho đồng tiền

“Tôi như được tái sinh. Trở lại châu Âu luôn là giấc mơ của tôi”, Pato tâm sự khi anh rời Corinthians (Brazil) để gia nhập Villarreal.

Nhưng cũng chỉ nửa năm chơi bóng trong màu áo Villarreal, có dấu ấn nhất định ở bóng đá Tây Ban Nha, Pato sang Trung Quốc theo tiếng gọi của đồng tiền.
Pato là một phần của thực trạng chung hiện nay: phần lớn các cầu thủ có tiếng tăm đến với Trung Quốc là người Brazil.

3 vụ chuyển nhượng đắt giá nhất Trung Quốc, cũng là kỷ lục châu Á, đều dành cho các cầu thủ xứ samba.

{keywords}

Những hợp đồng đắt giá nhất bóng đá Trung Quốc là người Brazil

Oscar rời Chelsea đến Shanghai SIPG với giá 60 triệu euro. Trước đó, Shanghai SIPG đã chiêu mộ Hulk với mức phí 55,8 triệu euro.

Trường hợp thứ 3 là Alex Teixeira, người đã từ chối Chelsea để khoác áo Jiangsu Suning với bản hợp đồng có phí 50 triệu euro.

Ngoài ra, Ramirez là trường hợp chuyển nhượng đắt giá khác, 28 triệu euro. Tiền vệ 29 tuổi này nằm trong top 5 bản hợp đồng kỷ lục của bóng đá Trung Quốc.

Như vậy, 4/5 bản hợp đồng cao giá nhất của Trung Quốc liên quan đến cầu thủ Brazil (người còn lại là Jackson Martinez, quốc tịch Colombia). Vì sao như vậy?

Phần lớn các cầu thủ Brazil lớn lên trong nghèo đói. Họ trưởng thành và chơi bóng đá đường phố ở những khu ổ chuột, nên luôn muốn kiếm nhiều tiền nhất có thể.

Những cầu thủ Brazil trước đây thường hướng mắt sang phía bên kia đại dương với giấc mơ đổi đời ở châu Âu.

Bây giờ, khi mà bóng đá châu Âu có những giới hạn về quỹ lương (thường áp dụng quỹ lương không được vượt quá 70% ngân sách), Trung Quốc trở thành thiên đường với người Brazil.

Nhờ sang Trung Quốc, Oscar nhận lương cao hơn cả Lionel Messi, Cristiano Ronaldo hay đồng hương Neymar. Thu nhập của anh gấp 5 lần những con số mà các đội bóng châu Âu hứa hẹn.

Chắc chắn, sẽ còn những người Brazil khác đặt chân đến Trung Quốc vì tiền. Trong đó, nhiều khả năng có Diego Costa, khi mùa giải 2016-17 khép lại.

Đại Phong