Xúc tiến và phát triển sản phẩm, thương hiệu mới ra thị trường là một công cuộc lâu dài, bền bỉ và chuẩn bị đầy đủ về mặt tài chính. Dù vậy DN vừa và nhỏ với nguồn lực khiêm tốn vẫn có thể chiếm lĩnh được thị trường…

Ông Trần Văn Tuấn - Chuyên gia tư vấn và đào tạo bán hàng - CEO công ty đào tạo TASA chia sẻ về 5 bước cơ bản để kinh doanh thành công là:

1. Đặt tên thương hiệu

Ấn tượng đầu tiên rất quan trọng, cái tên trong việc kinh doanh ngày nay cũng là một phần không thể thiếu được. Trong hàng nghìn cái tên của rất nhiều đối thủ cạnh tranh, làm sao tên sản phẩm của bạn tạo được sự khác biệt, thu hút với khách hàng. Nguyên tắc của việc đặt tên là giúp cho khách hàng dễ nhớ, dễ phát âm, ngắn gọn.

{keywords}
Ông Trần Văn Tuấn - CEO công ty đào tạo TASA

Lưu ý đặt tên thương hiệu không nên đặt tên quá dài tốt nhất là 2 âm tiết, tên thương hiệu không nên mang nghĩa rủi ro, đen đủi, cũng không nên mô tả ngành nghề vào tên thương hiệu.

2. Lựa chọn khách hàng

Có một nguyên tắc vẫn đúng 80/20, là doanh nghiệp nên tập trung vào 20% khách hàng mang lại 80% doanh số cho công ty, tập trung vào top 20% đại lý lớn. Xác định phân khúc khách hàng mang lại nhiều lợi nhuận, doanh thu sẵn sàng loại bỏ phân khúc khách hàng ít lợi nhuận. Đồng thời đẩy mạnh công tác nhắm vào các khách hàng chiến lược với giá trị cao.

Việc lựa chọn và phân tích khách hàng doanh nghiệp có thể phân tích theo: Độ tuổi, nhân khẩu, giới tính, nghề nghiệp, khu vực địa lý, khả năng tài chính, lối sống, hành vi tiêu dùng. Cốt lõi của việc xây dựng chiến lược kinh doanh là làm hài lòng khách hàng.

3. Thu hút và triển kênh bán hàng

Thu hút khách hàng mới là một quy trình khó nhất và tốn kém nhất. Việc của doanh nghiệp là truyền tải được lợi ích, giải pháp, tính năng của sản phẩm đến với khách hàng tiềm năng đã được lựa chọn tại bước 2. Ngày nay bạn có thể sử dụng nhiều giải pháp khác nhau tuỳ từng dòng sản phẩm, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng các cách Marketing khôn khéo, thông minh và khác biệt.

Do vậy với công cụ internet, mạng xã hội, báo điện tử ngày này việc sử dụng để Marketing sản phẩm của bạn trở nên dễ dàng hơn. Tuỳ từng sản phẩm và ngân sách doanh nghiệp có thể sử dụng một vài phương pháp đơn giản sau:

• Tạo thương hiệu và uy tín cộng đồng

Xây dựng 1 fanpage, 1 website hướng đến khách hàng tiềm năng, tập trung cung cấp thông tin hữu ích mang tính chất chia sẻ cho cộng đồng để tạo dựng uy tín rồi sau đó điều chuyển về hệ thống bán hàng.

• Marketing online: Chi tiền cho quảng cáo Facebooks Ads, google Adword, SEO, Email, youtube marketing.

• Phát triển kênh đại lý bán hàng

• Tập trung vào xây dựng chính sách, chiến lược tiếp cận với 20% lượng đại lý lớn. Xây dựng hệ thống kênh phân phối.

• Phát triển đội ngũ bán hàng trực tiếp

• Phát triển hệ thống trung gian

• Liên kết với các công ty khác không cùng bán sản phẩm nhưng cùng tập khách hàng để cùng khai thác.

• Quảng cáo sản phẩm: Một điều vô cùng quan trọng mà các doanh nghiệp cần lưu ý là triển khai phát triển kênh bán hàng. Vì việc tạo ra một bộ phận có khả năng làm thay đổi cục diện của doanh nghiệp đó là Bộ phận chốt sale - đây là một mắt xích quan trọng mà các doanh nghiệp cần lưu tâm.

4. Chăm sóc và giữ chân khách hàng

Việc tạo ra các dịch vụ chăm sóc sau bán hàng là vô cùng cần thiết bởi vì các doanh nghiệp nhận ra rằng chi phí giữ chân khách hàng ít tốn kém hơn so với liên tục tìm kiếm khách hàng mới để thay thế.

Khách hàng trung thành đánh giá cao chất lượng và dịch vụ của công ty và sẵn sàng trả giá cao hơn đôi chút cho giá trị họ nhận được. Họ thường không tìm kiếm các sản phẩm thay thế.

Việc giữ chân khách hàng bằng cách cung cấp thêm các giá trị mới, đảm bảo tính tương tác cũng như chất lượng dịch vụ.

Cần tạo ra thái độ nhiệt tình, kịp thời xử lý yêu cầu, tạo ra các ngày lễ chăm sóc, thẻ hội viên, tích điểm thưởng, tạo ra các chương trình tri ân nhằm giữ khách hàng.

5. Phát triển khách hàng

Tăng giá trị từ khách hàng là điều mục tiêu quan trọng của bất kỳ doanh nghiệp nào. Do vậy các công ty nên chủ động sáng tạo và quản lý giá trị suốt đời của khách hàng bằng một vài cách như sau:

• Công ty có thể bán chéo sản phẩm và cộng tác và công tác với khách hàng để mở rộng tỷ lệ tiêu dùng của khách hàng về sản phẩm đó.

• Phát triển thêm các dòng sản phẩm và dịch vụ, giải pháp mới.

• Phát triển khách hàng trở thành fan hâm mộ, và trở thành đại lý công tác kinh doanh với công ty.

V.N.Minh