Các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình IPTV tại Việt Nam đang không ngừng đầu tư “chất xám” trong cuộc đua nâng cấp nội dung, đường truyền tốc độ cao và công nghệ tiên tiến để mang đến những trải nghiệm giải trí đỉnh cao cho người dùng.

Mặc dù, thị trường truyền hình internet chỉ mới chiếm chưa đến 30% thị phần truyền hình trả tiền cả nước. Tuy nhiên, đây dần được xem là xu hướng phát triển tất yếu khi lộ trình số hóa hoàn tất và người xem truyền hình đòi hỏi nhu cầu ngày càng cao về loại hình truyền hình thông minh, kết nối và có tính tương tác cao.

{keywords}

Theo nhận định, thị trường truyền hình internet tại Việt Nam sẽ có sự phát triển mạnh trong những năm tới. Báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2015 cho thấy, số lượng thuê bao truyền hình trả tiền đạt khoảng 9,9 triệu, trong đó số lượng thuê bao truyền hình cáp chiếm 80,8%. Tổng doanh thu dịch vụ truyền hình trả tiền là 9.624 tỷ đồng, thu hút khoảng 9.500 lao động với tốc độ tăng trưởng là 30% so với năm ngoái.

{keywords}

IPTV sẽ mang lại cho người dùng trải nghiệm xem truyền hình có tính tương tác và cá nhân hóa rất cao. Các dịch vụ của truyền hình IPTV tại Việt Nam cho phép người dùng có thể xem các bộ phim, chương trình ca nhạc, bóng đá… bất cứ lúc nào mình muốn thay vì phải xem vào một thời gian phát sóng cố định cụ thể như truyền hình truyền thống.

{keywords}

Khán giả cũng có thể tạm dừng, lùi lại chương trình truyền hình, phim đang xem, lưu và xem lại các chương trình truyền hình hấp dẫn theo ý muốn hay xem 2 kênh truyền hình cùng 1 lúc. Vì những thuận lợi này nên truyền hình IPTV thắng thế hơn hẳn so với các loại hình truyền hình truyền thống.

Các đại gia đầu ngành viễn thông như VNPT, FPT Telecom hay Viettel liên tục đổi mới những dịch vụ MyTV, Truyền hình FPT và NextTV để đón đầu cho cuộc cạnh tranh mới.Đặc biệt, Truyền hình FPT được phát triển bởi FPT Telecom, đây được xem là một trong những đơn vị rất chú trọng đầu tư tổng lực cho kho nội dung với độ phân giải đạt chuẩn Full HD 1080p, kho phim khổng lồ, các dịch vụ dành cho thiếu nhi, thể thao, hỗ trợ cài đặt các ứng dụng như YouTube, Karativi…

Bên cạnh đó, với thế mạnh về hệ thống mạng internet kết nối tới từng hộ gia đình, cùng nền tảng công nghệ vững chắc, việc đơn vị phát triển truyền hình là xu thế tất yếu để khai thác thêm nhiều cơ hội sắp tới.

Theo số liệu thống kê từ Cục Viễn thông số lượng thuê bao internet băng thông rộng cố định đạt ngưỡng 8 triệu (quý 2/2016) tăng trưởng 26% so với cùng kì năm ngoái. Độ phủ (số đường băng rộng/hộ gia đình) tại Việt Nam đạt 37%, tức cứ 3 hộ gia đình thì có hơn một hộ sử dụng băng thông rộng cố định. Bằng chứng chứng tỏ thị trường cáp quang bùng nổ là tháng 4/2013, cả nước mới có 210.000 thuê bao. Đến tháng 4/2016, con số này đã là 4,5 triệu, gấp 21 lần chỉ sau 3 năm. Việc hạ tầng cáp quang ngày càng mạnh sẽ là nhân tố thúc đẩy IPTV phát triển mạnh, nhanh hơn.

Nhằm mục tiêu thu hút người dùng IPTV, khắc phục các khuyết điểm còn tồn tại, các đơn vị làm truyền hình internet tại Việt Nam đã tiến hành nâng cấp các dịch vụ nội dung đã triển khai trong giai đoạn trước . Đồng thời trong thời gian sắp tới, nên tăng cường bổ sung thêm các dịch vụ mới phù hợp nhu cầu tăng lên và xu thế phát triển của xã hội như nâng cấp hạ tầng công nghệ, tăng cường thiết kế bộ giải mã thế hệ mới, tăng số lượng kênh truyền hình, tính năng remote để có thể thao tác ngay trên điện thoại di động... Triển khai các dịch vụ truyền hình tương tác như chương trình thương mại qua truyền hình, phản hồi của người xem truyền hình, tham dự của người xem vào các trò chơi truyền hình...

Xu hướng số hóa và hội tụ trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin và truyền hình đã trở thành một làn sóng lan tỏa ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Việc IPTV phát triển ở Việt Nam chính là một hệ quả tất yếu của sự lan tỏa này. Đây cũng là hướng đi được Chính phủ chú trọng trong lộ trình đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về Công nghệ thông tin.

Chi tiết xem tại: http://truyenhinh.fpt.vn/

Doãn Phong