Sau sự kiện truyền thông về kết nối tín dụng được tổ chức tại khu vực miền Trung, nhiều bà con được hỏi đều sẵn sàng đầu tư vào mô hình xử lý toàn diện chất thải chăn nuôi LCASP nếu vay được vốn từ phía ngân hàng.

Với mục tiêu Các bon thấp - hiệu quả cao, thời gian vừa qua Dự án Hỗ trợ Nông nghiệp Các bon thấp - do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tài trợ, đã được triển khai tại 10 tỉnh trong đó có Hà Tĩnh và Bình Định.

Hơn 05 năm thực hiện, dự án đã góp phần không nhỏ vào xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp bền vững, hiệu quả, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải nông nghiệp, thông qua mở rộng và phát triển chương trình khí sinh học tạo nguồn năng lượng sạch.

Hầu hết các hộ, trang trại chăn nuôi được dự án hỗ trợ công nghệ: Máy tách phân, máy phát điện, hệ thống tưới tiết kiệm… đã mang lại lợi nhuận về kinh tế và hiệu quả xử lý ô nhiễm môi trường bền vững.

Mô hình xử lý chất thải chăn nuôi toàn diện quy mô trang trại do dự án LCASP đề xuất gồm các công nghệ sau:

1. Hệ thống tách chất thải để thu hồi chất thải rắn làm nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ

2. Hệ thống phát điện khí sinh học để sử dụng triệt để khí gas

3. Hệ thống sử dụng nước thải sau công trình khí sinh học để tưới vườn

{keywords}
 

Ông Phạm Khắc Tuệ (Lộc Hà, Hà Tĩnh) chia sẻ: “Trang trại của tôi có quy mô chăn nuôi gần 2.500 con lợn.  Để xử lý chất thải trước đây tôi có xây dựng hầm biogas, nhưng cũng chưa được vệ sinh môi trường cho lắm. Vì vậy, trang trại tham gia mô hình xử lý chất thải chăn nuôi LCASP, được dự án cho mượn 1 máy tách phân để làm mô hình. Tôi thấy rất hiệu quả, vừa giúp giảm tải cho công trình KSH, vừa có được lợi từ tiền bán phân. Khoảng 03 ngày ép 01 lần, trung bình ép được 1 tấn đến 2 tấn phân”.

Mặc dù các công nghệ do dự án giới thiệu có tỷ suất lợi nhuận khá cao nhưng vẫn thấp hơn so với tỷ suất lợi nhuận khi đầu tư vào chăn nuôi và các ngành sản xuất khác. Chính vì vậy, Dự án LCASP cũng đã bố trí nguồn vốn vay ưu đãi thông qua Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT và Ngân hàng Hợp tác để hỗ trợ người dân vay vốn đầu tư xử lý môi trường.

{keywords}
Ông Phạm Khắc Tuệ (Lộc Hà, Hà Tĩnh)
{keywords}
Máy tách ép phân đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho các trang trại chăn nuôi

Theo đại diện dự án LCASP, tại chuỗi sự kiện truyền thông về kết nối tín dụng vừa được tổ chức tại khu vực miền Trung, hầu hết các trang trại chăn nuôi được phỏng vấn đều trả lời: họ sẵn sàng đầu tư vào mô hình xử lý chất thải chăn nuôi LCASP nếu vay được vốn.

Bà Nguyễn Thị Kiềm, thôn 4, xã Cẩm Phúc, huyện Cẩm Xuyên chia sẻ: “Tôi chăn nuôi khoảng 100 con lợn. Trước tôi có đầu tư vào hầm khí sinh học, chi phí 23 triệu đồng nhưng sau 2 tháng hầm này hỏng. Ô nhiễm vẫn xảy ra, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Thêm nữa là tôi có 2ha trồng thanh long.

Sau khi tham gia hội thảo, được cán bộ tư vấn về mô hình xử lý chất thải chăn nuôi, tôi rất muốn có thể đầu tư vào xây dựng hầm KSH và hệ thống tưới tiết kiệm cho 2ha thanh long này. Nếu được ngân hàng tạo điều kiện vay vốn, tôi sẵn đầu tư”.

{keywords}
Bà Nguyễn Thị Kiềm (Hà Tĩnh) sẵn sàng đầu tư nếu vay được vốn

Bước đầu những mô hình này đã chứng minh được hiệu quả tích cực trong việc xử lý chất thải chăn nuôi và thuyết phục được các trang trại làm theo bằng hiệu quả thực tế mà công nghệ mang lại.

Thông tin liên hệ để được hỗ trợ:

Dự án Hỗ trợ Nông nghiệp Các bon thấp
Địa chỉ: Tầng 8, Tòa nhà Liên Cơ 02, Số 16 Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 024.37920062 -0913247782

Fax: 024.37920060 - Email: nguyenthe.hinh@gmail.com

Doãn Phong