Ai cũng hiểu được đã thi vào trường Y phần lớn đều có mơ ước làm thầy thuốc trị bệnh, nhưng quá trình hiện thực hóa mơ ước đòi hỏi người sinh viên Y khoa cần có nhiều tố chất.

Đòi hỏi đối với sinh viên Y khoa

Trí tuệ trong trường Y là vô cùng cần thiết để logic hóa các hiện tượng rời rạc, để kết nối thành hệ thống thông tin giúp cho chẩn đoán đúng và nhanh trong những trường hợp khó. Nó là chất liệu mạnh để tạo nên các thầy thuốc giỏi.

Chăm chỉ là đức tính quan trọng và cần thiết nhất, giúp sinh viên thuộc và hiểu nhiều thông tin. Các thông tin được hấp thụ vào người chăm chỉ sẽ tạo nên các phản xạ kiến thức, giữa hàng trăm ngăn kiến thức, bất ngờ cần dùng một thông tin nào đó, người chăm chỉ sẽ dễ dàng đáp ứng.

{keywords}

Kiên trì là phương tiện thứ hai, vì học Y khoa là học một chuỗi các kiến thức theo logic, nếu không học lần lượt sẽ chẳng hiểu gì, chẳng có kết quả, muốn học được hệ thống như vậy, cần phải kiên trì liên tục.

Sẵn sàng hy sinh các thú vui cá nhân. Học Y khoa cần nhiều thời gian, kiến thức yêu cầu nhiều, lượng thông tin nhiều, đòi hỏi sinh viên Y khoa phải dành nhiều thời gian học, vì vậy không có thời gian chơi. Những dịp hè, sinh viên không về quê mà đến bệnh viện học để trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm, và đương nhiên một số thú vui như đi du lịch, giải trí cũng nhiều khi phải gác lại để dành thời gian cho học tập.

Chi phí tài chính lớn và kéo dài, học 6 năm mới tốt nghiệp bác sĩ đa khoa. Muốn học và hành nghề chuyên khoa cũng phải mất ít nhất 8 năm, học dài như vậy, lại học khó và học nhiều, nên chẳng có thời gian làm thêm kiếm tiền, tất cả phải trông chờ gia đình chu cấp. Chắc chắn chi phí cho quá trình học để trở thành một bác sĩ là một con số không hề nhỏ, có thể tương đương giá trị một căn hộ nhỏ.

Sức khỏe phải tốt mới học được Y khoa. Với thời gian học dài, học nhiều, phải có sức khỏe tốt mới trụ được, còn phải đối mặt với trực đêm, với học - thi - học liên miên không ngừng.

{keywords}

Sinh viên khoa Y Đại học Tân Tạo trong lớp học phẫu tích quốc tế tại bệnh viện St. Mary (TP. Hobart, Hoa Kỳ)

Cũng bởi những lý do trên, tại Mỹ và các nước phương Tây, các thí sinh ngành Y ngoài việc phải đạt điểm tuyển sinh còn phải vượt qua một vòng phỏng vấn để đánh giá tính cách của thí sinh có phù hợp với việc làm bác sĩ không.

Tại Việt Nam, Khoa Y thuộc Đại học Tân Tạo đã thực hiện rất tốt khâu tuyển sinh này. Mỗi thí sinh khoa Y đều viết một bài luận ngắn về bản thân và được phỏng vấn trực tiếp để đánh giá tính nhân văn, nhạy bén, bền bỉ và khả năng chịu được áp lực công việc cứu người.

{keywords}

Các bác sĩ tương lai của Đại học Tân Tạo đi thực tập mùa hè tại Bệnh viện St. Mary, Hoa Kỳ

Đào tạo bác sĩ theo hai mô hình chính

Ở TTU, chương trình đào tạo bác sĩ cấp Đại học thường theo hai mô hình chính. Mô hình thứ nhất tạm gọi là “mô hình cử nhân”: Học sinh tốt nghiệp THPT xuất sắc được tuyển chọn và phỏng vấn cá nhân.

Mô hình thứ hai là mô hình sau đại học. Theo mô hình này, các thí sinh đã tốt nghiệp cử nhân với loại khá trở lên muốn theo học Y khoa sẽ được tuyển chọn qua vòng xét tuyển và phỏng vấn cá nhân. Với mô hình giáo dục khai phóng và điều kiện thực tập tối ưu, sinh viên Y khoa Đại học Tân Tạo (TTU) đặc biệt được chú trọng bồi dưỡng tính nhân văn, theo tinh thần “Y học Hoa Kỳ, Y đức Hải Thượng” để trở thành những người bác sĩ đủ đức lẫn tài trong tương lai.

Đạo đức cũng như những phẩm chất kể trên là yếu tố cực kỳ quan trọng trong ngành Y, bởi trong tay các bạn là sinh mạng của rất nhiều người. Hải Thượng Lãn Ông từng nói: “Suy cho cùng tôi hiểu rằng: Sống chết trong một tay mình nắm, phúc họa trong một tay mình giữ”.

Vì vậy, ngành Y chẳng có chỗ cho những người không có tri thức không đầy đủ, đạo đức không toàn diện, tâm hồn không rộng lớn, hành vi không thận trọng mà dám học đòi làm nghề Y cao quý.

Sau này, ngành Y đưa tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào giảng dạy: “Phải thương yêu, phải săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn như mình đớn đau.” Nghị quyết số 46 NQ/TƯ năm 2005 của Bộ Chính trị cũng đã khẳng định: “Nghề Y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt”.

Đó cũng là tâm niệm của Chủ tịch Đặng Thị Hoàng Yến khi thành lập khoa Y Đại học Tân Tạo, đào tạo ra những thế hệ bác sĩ có tài năng và đức độ, phục vụ cho công cuộc cứu người giúp đời.

Doãn Phong