- Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể khẳng định, việc các cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm giả, kém chất lượng được xem là một tội ác.

Sáng nay, Ủy ban ATGT quốc gia phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan và Quỹ phòng chống thương vong châu Á (AIP) tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người đi xe mô tô, xe gắn máy tại Việt Nam. Bộ trưởng GTVT, Phó chủ tịch thường trực Ủy ban ATGT quốc gia Nguyễn Văn Thể chủ trì hội nghị.

{keywords}
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể chủ trì hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết sau 10 năm, quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đã đạt được những con số ấn tượng, ý thức người dân được nâng lên trong chấp hành luật giao thông.

Tuy nhiên, ông cho rằng tỷ lệ đội mũ bảo hiểm vùng nông thôn chỉ đạt 50% là quá thấp so với hơn 90% ở đô thị.

Bên cạnh đó, tình trạng người mua mũ bảo hiểm rởm, kém chất lượng vẫn còn nhiều, điều đó cho thấy họ không coi trọng tính mạng của bản thân mà chỉ để đối phó với CSGT. Ông Thể khẳng định, việc các cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm giả, kém chất lượng được xem là một tội ác.

“Quản lý thị trường biết, CSGT biết, đã tổ chức rất nhiều đợt thanh tra nhưng tại sao vẫn chưa xử lý triệt để mũ bảo hiểm giả, kém chất lượng? Tôi cho rằng các cơ quan chức năng cần phải lên kế hoạch xử lý tận gốc vấn đề này”, ông Thể nói.

Ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch chuyên trách ủy ban ATGT quốc gia cho biết: "Sau 10 năm, tỷ lệ người dân chấp hành đội mũ bảo hiểm đã đạt được 90%, góp phần giảm số người chết vì tai nạn giao thông xuống dưới con số 9.000 người mỗi năm như hiện nay, đồng thời giúp giảm thiểu thương tích nặng, đặc biệt là chấn thương sọ não".

{keywords}
Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an 

Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an cho biết: "Từ năm 2007 đến tháng 11/2017, công an các đơn vị đã lập biên bản gần 7 triệu trường hợp không đội mũ bảo hiểm".

Theo ông, việc chấp hành chủ trương bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy vẫn chưa được thực hiện triệt để, nhiều nơi còn chưa tốt, nhất là các tuyến giao thông nông thôn, liên huyện, tại các đô thị các dịp lễ tết. 

Đầu trần vượt đèn đỏ: Cha mẹ 'đầu độc' con nhỏ

Đầu trần vượt đèn đỏ: Cha mẹ 'đầu độc' con nhỏ

Ngay từ nhỏ, trẻ em đã 'được' bố mẹ 'dạy' cách luồn lách, vi phạm luật giao thông. Rất có thể tương lai sẽ lại có thêm một thế hệ bất chấp pháp luật, kỉ cương.

Tết không sợ chết: Mặc đẹp kẹp 4, đầu trần vượt đèn đỏ

Tết không sợ chết: Mặc đẹp kẹp 4, đầu trần vượt đèn đỏ

Đầu trần phóng xe máy, kẹp 3-4 hay vô tư vượt đèn đỏ là hình ảnh quá bình thường Tết này ở Hà Nội.

'Khoái cảm' vượt đèn đỏ ở Thủ đô

'Khoái cảm' vượt đèn đỏ ở Thủ đô

Vượt đèn đỏ liệu có phải 'khoái cảm' trong văn hóa giao thông Thủ đô?

Bị CSGT 'sờ gáy', du khách đầu trần kẹp 3 sửng sốt

Bị CSGT 'sờ gáy', du khách đầu trần kẹp 3 sửng sốt

Từ 1/3, CSGT Hà Nội ra quân kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm giao thông để lập lại trật tự đô thị.

10 lý do tai nạn giao thông: Nói ra thì sợ đụng chạm

10 lý do tai nạn giao thông: Nói ra thì sợ đụng chạm

Mỗi năm, số người chết vì TNGT lên đến hàng nghìn, chưa kể số người bị thương. Độc giả phân tích nguyên nhân dẫn đến con số này.

Đoàn Bổng