- Tất cả xe ô tô dưới 9 chỗ kinh doanh là taxi, taxi điện tử (Uber, Grab…) phải chịu khung điều kiện như taxi truyền thống.

Doanh nghiệp vận tải 'tố' Bộ GTVT ưu ái taxi Grab
Bộ GTVT bất ngờ đề xuất Grab không phải là taxi

Bộ GTVT vừa có báo cáo Thủ tướng giải trình, tiếp thu góp ý các bộ ngành liên quan về dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 86/2014 về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Trong dự thảo mới nhất trình Thủ tướng, Bộ đề xuất sửa đổi khái niệm kinh doanh taxi: Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi là việc sử dụng xe ô tô có sức chứa dưới 9 chỗ (bao gồm cả người lái xe) để vận chuyển hành khách; có lịch trình và hành trình theo yêu cầu của hành khách; có sử dụng đồng hồ tính tiền để tính cước chuyến đi hoặc sử dụng phần mềm để đặt xe, huỷ chuyến, tính cước chuyến đi và kết nối với hành khách thông qua môi trường mạng.

Theo đó, kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có lịch trình và hành trình theo yêu cầu của hành khách; cước tính theo đồng hồ tính tiền hoặc thông qua phần mềm căn cứ vào kilômét xe lăn bánh, thời gian chờ đợi.

{keywords}
Grab cũng sẽ bị quản như taxi?

Ở điều khoản quy định về kinh doanh taxi, các quy định giữa taxi truyền thống (tính tiền qua đồng hồ) và taxi điện tử (tính tiền qua phần mềm) được đưa về cùng quy định, điều kiện như nhau, chỉ khác nhau là “bằng đồng hồ tính tiền” và “phần mềm”.

Cả taxi truyền thống và taxi điện tử (Uber, Grab...) đều phải có hộp đèn với chữ “TAXI” gắn trên nóc xe. Taxi điện tử phải liên thông hoá đơn tới cơ quan thuế.

Điều này khác hoàn toàn dự thảo trình Thủ tướng hồi tháng 8, trong đó quy định taxi sử dụng đồng hồ có hộp đèn trên nóc xe ghi là “XE TAXI”, còn taxi sử dụng phần mềm tính tiền có hộp đèn là “TAXI ĐIỆN TỬ”. Với taxi điện tử, phải thông báo hoá đơn tới cơ quan thuế và Sở GTVT địa phương nơi cấp đăng ký kinh doanh.

Bộ GTVT cho rằng, hiện vẫn còn nhiều ý kiến khác về quy định taxi điện tử, xe hợp đồng điện tử với taxi truyền thống. Có ý kiến cho rằng nên tách bạch taxi điện tử và taxi truyền thống để phù hợp với cách mạng công nghiệp 4.0, cởi bỏ rào cản kinh doanh (cơ quan đề xuất như CIEM, VCCI, chuyên gia kinh tế…).

Trong khi đó, một số ý kiến lại đề xuất ngược lại, phải quản lý taxi truyền thống và điện tử như nhau để đảm bảo công bằng, cạnh tranh lành mạnh (Tổ công tác của Thủ tướng, Hiệp hội Taxi 3 miền, Vinasun)…

Bộ GTVT cho rằng kinh doanh vận tải qua phần mềm có nhiều điểm tương đồng với taxi truyền thống, do đó, cần quy định chung để quản lý như nhau, nhằm đảm bảo sự công bằng, công khai, minh bạch và chịu các điều kiện kinh doanh như nhau.

Từ đó, Bộ GTVT đồng thuận với ý kiến đề xuất quản lý chung taxi truyền thống và điện tử như nhau (chỉ khác phương thức tính tiền).

Xe công nghệ như Grab sẽ phải đeo 'mào' như taxi

Xe công nghệ như Grab sẽ phải đeo 'mào' như taxi

Xe công nghệ như Grab sẽ phải đeo mào “xe điện tử” hoặc "taxi điện tử”. Xe hợp đồng công nghệ phải niêm yết “xe hợp đồng điện tử”.

 

DN đến sở 52 lần xin giấy phép con, thời gian đâu làm việc

DN đến sở 52 lần xin giấy phép con, thời gian đâu làm việc

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng lưu ý các bộ ngành đừng đặt ra giấy phép con. “Giấy phép mà không có bao lót đừng hòng người ta cho”.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể:  Kinh doanh của Grab có vấn đề

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: Kinh doanh của Grab có vấn đề

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho rằng, mô hình kinh doanh của Grab hiện nay là có vấn đề khi tham gia vận tải và ký hợp đồng với lái xe nhưng khi xảy ra tai nạn, mất cắp Grab lại phủi trách nhiệm.

Grab phải gắn mào 'taxi điện tử'

Grab phải gắn mào 'taxi điện tử'

Bộ GTVT đề xuất thêm quy định taxi tính tiền thông qua phần mềm (taxi công nghệ) phải có mào “taxi điện tử”.

77 hãng taxi hợp sức 'đấu' Grab

77 hãng taxi hợp sức 'đấu' Grab

Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội Nguyễn Công Hùng cho rằng, 77 DN taxi Hà Nội không còn cách nào khác phải đoàn kết mới cạnh tranh được với Grab.

Vũ Điệp