- Thứ trưởng GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho rằng, phải chú trọng tới diện tích đất dành cho giao thông, còn nếu cứ để xây nhà trước đường tính sau thì sẽ còn tắc dài.

Theo Thứ trưởng, kinh nghiệm của các nước phát triển cho thấy, một đô thị khoảng 3 triệu dân bắt buộc phải nghiên cứu làm đường sắt nội đô (có thể ở mặt đất, trên cao hay đi ngầm) thì mới đảm bảo không bị ùn tắc.

Trong khi dân số ở Hà Nội và TP.HCM đã vượt ngưỡng và nhu cầu đi lại của người dân ở 2 đô thị này còn cao hơn các nước nếu tính theo mật độ người ra đường.

{keywords}
Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông.

Với tình hình hiện nay sẽ đến một lúc không đi được ở trên mặt đất. Lúc đó người dân sẽ phải chọn phương tiện trên cao hoặc đi dưới lòng đất thuận tiện hơn.

Bất kỳ quốc gia nào cũng phải hướng tới phương tiện chở số đông, khi đó xe cá nhân sẽ hạn chế dần.

Ngay như tuyến buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa, lý thuyết cho thấy, đường chật nhưng vẫn đi được thì người dân sẽ tính toán chuyển sang phương tiện công cộng đi lại thuận tiện.

Tuy nhiên, để đánh đổi được điều này cần phải có thời gian và đảm bảo tính kết nối trong các chuyến đi bằng vận tải công cộng.

Kinh nghiệm một số nước trên thế giới họ cưỡng bức nhưng đồng bộ với việc phát triển vận tải công cộng. Khi không cho đi trên một tuyến đường nào đó thì phải cho người dân có sự lựa chọn xe công cộng.

Bài học từ TP Quảng Châu (Trung Quốc) là một điển hình, họ quy định 5 -10 năm sau phải bỏ xe máy, nhưng trong khoảng thời gian đó họ đã phát triển hệ thống đường sắt vận chuyển khối lượng lớn là đường sắt đô thị, xe buýt để thay thế.

Việt Nam cũng vậy, cần phải chuẩn bị cho những năm tiếp theo. Hiện nay, Đề án đã có nhưng nếu nói hạn chế phương tiện cá nhân thì không đúng mà là tổ chức giao thông thay thế, hướng tới giảm thiểu phương tiện cá nhân thì hợp lý hơn.

{keywords}

Để triển khai đề án này Hà Nội và TP.HCM phải có 2-3 tuyến đường sắt đô thị được kết nối với nhau, 1 tuyến thì hiệu quả sẽ chưa cao.

Do vậy, trước mắt cần đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng và hướng tới vận tải công cộng số đông tại 2 TP lớn nhất cả nước.

Đặc biệt khi xây dựng khu đô thị cần phải tính tới việc dành diện tích đất làm đường đảm bảo mật độ lưu lượng ngay từ đầu.

Ông Trương Gia Bình: "Thu phí để bắt buộc đi xe công cộng"

Singapore là một đất nước có diện tích hẹp, và họ đã lường trước để có quy hoạch ngay từ đầu.

Trong khi ở Việt Nam đất rộng nhưng quản lý quy hoạch của chúng ta chưa tốt. Nhật Bản đã tư vấn cho chúng ta từ lâu là phải xây các thành phố vệ tinh để đưa bớt chức năng của Hà Nội ra ngoài.

Ví dụ như chỉ xây dựng một khu vực riêng ở bên ngoài cho các trường ĐH, siêu thị lớn thì làm thành một nơi để cuối tuần người dân mua sắm. Tuy nhiên, đến giờ chúng ta chưa làm được điều đó.

Ở Singapore, dù được quy hoạch rất bài bản, nhưng giao thông tại đất nước này vẫn ùn tắc.

Do đó, Singapore đã tính đến việc phải thu phí vào các tuyến đường giao thông trung tâm thành phố. Ở các tuyến đường lưu lượng phương tiện lớn Singapore đã treo biển trả tiền tự động khi đi vào đường này và mức giá hiện luôn trên biển thông báo.

Thực tế khi Singapore thực hiện thu phí, không phải người dân nào cũng có đủ thu nhập để đi khắp Singapore bằng xe cá nhân nên vào giờ cao điểm người ta phải tính đến đi xe công cộng như một điều bắt buộc.

Vì vậy, một trong những giải pháp cần hướng tới là tính phí đi vào đường một cách linh động. Cụ thể mức giá phụ thuộc vào lưu lượng xe đang có và giá sẽ lên xuống cho phù hợp. 

Nếu thực hiện phải dựa vào giao thông thông minh để công nghệ tự động thu thập dữ liệu và từ đó đưa ra những tính toán phù hợp về mức phí cho từng đoạn đường. 

Bớt Sĩ thêm Điện sẽ giảm tắc đường

Bớt Sĩ thêm Điện sẽ giảm tắc đường

Sĩ là bớt sĩ diện đi và thêm Điện là tăng cường làm việc qua điện tử thì sẽ giảm tắc đường.

Hà Nội: Nhích từng ly di chuyển tối 8/3

Hà Nội: Nhích từng ly di chuyển tối 8/3

Chiều tối nay, nhiều ngả đường Hà Nội kẹt cứng do trời mưa cộng với việc nhiều người đổ ra đường trong ngày lễ 8/3. 

Địa danh mới: Sông Hà Lội, biển Sài Ùm

Địa danh mới: Sông Hà Lội, biển Sài Ùm

Hà Nội, Sài Gòn chi hàng vạn tỷ để chống ngập mà mưa to, hoặc mưa trùng triều cường là ngập.

Vũ Điệp (lược ghi)