- "Chuyển hàng hóa ra gầm cầu tôi hiểu rõ là sai phạm, nhưng thiếu mặt bằng, vả lại tôi thấy có những người lấn chiếm cả chục năm không sao" - chủ sạp hàng cơ khí dưới chân cầu Thăng Long cho biết.

Sau nhiều ngày VietNamNet phản ánh về tình trạng chiếm gầm cầu Thăng Long để bán hàng cơ khí, sáng 21/11, hàng hóa vẫn bày bán tràn lan, buôn bán tấp nập.

"Đâu phải một mình tôi lấn chiếm"

Anh Đinh Văn Nam, chủ sạp hàng cơ khí cho biết, gia đình anh bắt đầu đổ nền dưới chân cầu từ trụ B7 đến B9 năm 2016 nhưng mới chuyển hàng ra để buôn bán khoảng 4 tháng nay. Ước tính số hàng hiện nay có khối lượng trên 10 tấn.

{keywords}
Anh Đinh Văn Nam (áo đen), chủ sạp hàng hóa cơ khí dưới chân cầu Thăng Long 

"Trước khi tôi đến đây, chân cầu ngập trong ô nhiễm, xác lợn chết nổi trắng, kim tiêm vứt la liệt. Tôi đến san lấp mặt bằng, chuyển hàng ra thì ở đây không còn ô nhiễm, các con nghiện thấy đông người cũng lánh đi chỗ khác" - anh Nam bày tỏ.

Anh Nam cho biết: "Tôi đã có trên 20 năm buôn bán phế liệu, nghề này nuôi sống bản thân và gia đình nên không thể bỏ được. Khi chuyển ra đây tôi hiểu rõ là sai phạm, nhưng phần vì thiếu mặt bằng để chứa hàng, phần vì ở đây có những hộ dân lấn chiếm hơn chục năm mà không bị cơ quan chức năng xử lý nên tôi mới chuyển đến đây".

{keywords}
Sáng 21/11, có nhiều người ra vào mua bán 

Trước nguy cơ cháy nổ, uy hiếp an toàn hành lang giao thông đường sắt, ông chủ sạp hàng khẳng định: "Các mặt hàng ở đây đều là sắt thép, đồ cơ khí, phế liệu nên việc cháy nổ rất khó xảy ra. Cách đấy vài chục mét, tôi có lắp hệ thống phun nước chữa cháy nên rất an toàn".

"Bây giờ tôi biết việc làm trên là sai phạm, nên khi cơ quan chức năng đến lập biên bản thì tôi sẵn sàng ký vào và xin cho thêm thời gian để khắc phục" - lời anh Nam.

"Truy" nguồn gốc hàng hóa 

Sáng cùng ngày, Đội quản lý thị trường số 9 (Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội) do ông Dương Quốc Hưng (đội phó) dẫn đầu đến kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ các mặt hàng buôn bán dưới chân cầu Thăng Long.

{keywords}
Cán bộ quản lý thị trường đội 9 kiểm tra xuất xứ hàng bày bán dưới chân cầu Thăng Long

Kết luận sơ bộ, ông Hưng cho hay: "Đa phần các hàng hóa bày bán ở đây đều là hàng đã qua sử dụng. Cửa hàng đồ cũ này chỉ vi phạm về niêm yết giá và buôn bán không đúng nơi quy định".

Cùng ngày, đại diện công ty cổ phần đường sắt Hà Thái cũng có mặt để lập biên bản vi phạm lấn chiếm hành lang giao thông đối với anh Đinh Văn Nam.

Ông Nguyễn Duy Út, đại diện công ty Hà Thái thông tin: "Hôm nay, số lượng hàng hóa bày bán vẫn rất nhiều. Chủ cơ sở đã thừa nhận sai phạm và bày tỏ mong muốn được kéo dài thời gian, khi nào nhà nước và ngành đường sắt cần thì sẽ trả lại mặt bằng".

{keywords}
Ông Nguyễn Duy Út, cán bộ kĩ thuật công ty Hà Thái (thứ 2 trái sang) lập biên bản vi phạm với anh Đinh Văn Nam

Đại diện công ty Hà Thái vẫn bảo lưu quan điểm không chấp nhận việc lấn chiếm khu vực hành lang cầu Thăng Long để buôn bán, đồng thời đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc xử lý dứt điểm.

'Siêu thị' cơ khí ngang nhiên chui gầm cầu Thăng Long

'Siêu thị' cơ khí ngang nhiên chui gầm cầu Thăng Long

Gầm cầu Thăng Long (xã Hải Bối, huyện Đông Anh) xuất hiện các gian hàng bán đồ cơ khí, hoạt động công khai.

Nhà hàng mọc dưới gầm cầu cao tốc Hà Nội-Hải Phòng

Nhà hàng mọc dưới gầm cầu cao tốc Hà Nội-Hải Phòng

Cả khu gầm cầu vượt sông Đa Độ, thuộc cao tốc Hà Nội - Hải Phòng liên tiếp mọc lên các công trình kiên cố. 

Cảnh khủng khiếp dưới chân cầu Long Biên

Cảnh khủng khiếp dưới chân cầu Long Biên

Khu vực chân cầu Long Biên (phường Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội) ngập rác thải, bốc mùi hôi thối.

Phá dỡ thần tốc nhà hàng dưới gầm cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Phá dỡ thần tốc nhà hàng dưới gầm cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu trong 3 ngày phải xử lý xong công trình vi phạm dưới gầm cầu cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

Đoàn Bổng