- Khu mộ cổ rộng hơn 1.000 m2, hoành tráng như cung điện với hoa văn đặc sắc cùng nhiều câu chuyện bí ẩn.

Khu mộ cổ rộng lớn và hoành tráng như cung điện nằm trong vườn cây vú sữa của ông Trần Thanh Hùng (53 tuổi, ngụ ấp Trường Đông A, xã Tân Thới, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ). Dù trải qua gần 2 thế kỷ nhưng ngôi mộ cổ này vẫn còn giữ nét đẹp cổ kính và khang trang. Điều này cho thấy sự giàu có, vương giả một thời của dòng họ Trần.

{keywords}
Khu mộ cổ rộng hơn 1.000m2 đẹp như cung điện ở huyện Phong Điền (Cần Thơ)

Ông Hùng cho biết, mình là cháu đời thứ 5 của gia tộc họ Trần, cũng là người bảo quản khu mộ cổ này.

Theo lời ông Hùng, khu mộ này hình thành vào năm 1842. Người xây dựng nên khu mộ là ông tổ của dòng họ tên Trần Để (còn gọi là Trần Ban Tế) vốn là người Phúc Kiến (Trung Quốc).

{keywords}
Ông Trần Để (phải) và vợ

Từ nhỏ, ông Hùng đã được nghe kể lại những câu chuyện về nguồn gốc tổ tiên mình. Theo đó, vào thế kỷ 19, ông tổ Trần Để đến miệt Phong Điền lập nghiệp.

Lúc sinh thời, ông Trần Để có 2 người vợ. Bà vợ lớn tên Võ Thị Quý, do không thể sinh nở, đã tìm một người phụ nữ khác để chồng mình lấy làm vợ lẽ rồi có với nhau 8 người con.

{keywords}
Mỗi ngôi mộ được thiết kế thành dinh cơ riêng, có mái che kiên cố với nhiều họa tiết sắc sảo.

Do việc làm ăn thuận lợi nên chỉ một thời gian sau, ông Trần Để trở nên giàu có thuộc hàng nhất xứ Cần Thơ vào thời đó. Lúc này, ông bắt đầu bỏ ra số tiền, vàng lớn để xây dựng lên căn dinh thự lớn nhất nhì vùng Nam Kì lục tỉnh xưa, được nhiều người dân thuở bấy giờ đem ra so sánh với dinh thự của công tử Bạc Liêu.

“Trước đây, ông tổ tôi có căn dinh thự 100 cửa nhưng sau đó đập bỏ…”, ông Hùng kể. Còn về ngôi mộ, sau khi giàu có, ông Trần Để mới nhờ người vẽ sơ sồ đồ để xây dựng. Đến khi ông chết, ngôi mộ vẫn đang thi công.

“Chính vì vậy, thi thể của ông để lại đến 3 tháng 10 ngày mới chôn. Khi chôn xong, người con thứ 5 vẫn đứng ra tiếp tục thi công cho đến khi hoàn thành”, ông Hùng nói.

{keywords}
Ông Hùng bên ngôi mộ của ông tổ mình - Trần Để

Trước nghi ngờ để thi thể 100 ngày mới đem chôn có thật hay không, ông Hùng cười rồi nói: “Người lớn nói sau khi ông Tổ qua đời, thi thể được tẩm liệm trà mới cho vào quan tài, rồi đổ tòng, loại như nhựa thông để kết dính nguyên khối, không bị xì hơi. Trong lúc đám tang, gánh hát, ghe xuồng… đến dự kéo dài cả khúc sông, trên bờ người đông như kiến”.

Tổng thể khu mộ được thiết kế và xây dựng hết sức công phu, với kiểu kiến trúc kết hợp giữa Đông và Tây. Dù đã trải qua gần 2 thế kỷ nhưng khu mộ vẫn còn khá nguyên vẹn và gia đình chưa tu sửa lần nào.

Trên diện tích rất rộng, khu mộ có tường cao bao quanh cùng những họa tiết, hoa văn cổ kính, lộng lẫy. Ngay cổng chính vào khu mộ là cánh cửa bằng thép mà theo lời ông Hùng cũng chứa nhiều điều bí ẩn. Đó là những thanh sắt đặc, không hàn dính với nhau nhưng chúng vẫn tồn tại qua thời gian hàng trăm năm.

{keywords}
Khu mộ còn ẩn chứa nhiều điều kỳ lạ 

 

Bên trong khu mộ cổ có 5 ngôi mộ với tuổi đời gần 2 thế kỷ. Mỗi ngôi mộ được thiết kế thành "dinh cơ" riêng, có mái che kiên cố với nhiều họa tiết sắc sảo. Mộ của ông Trần Để nằm ở giữa và lớn nhất. Mộ của hai người vợ nằm ở hai bên. Tất cả các bia mộ đặt phía trên đầu mộ đều làm bằng đá cẩm thạch.

 

{keywords}
Theo ông Hùng, dòng chữ hán trong phần mộ của ông Trần Để vẫn còn là bí ẩn

Theo tiết lộ của ông Hùng, phần bia chữ Hán được dựng sau mộ của ông Trần Để và hai người vợ đến nay vẫn còn là bí ẩn.

“Đến giờ này chưa ai có thể giải mã hết những ký tự đó là gì, kể cả một số người biết tiếng Hán”, ông Hùng cho biết.

Ngoài khu mộ chính, bên cạnh còn 2 ngôi mộ cổ nữa mang đậm phong cách kiến trúc Pháp. Đó là mộ vợ chồng người con thứ 7 của ông Trần Để, do đích thân ông Bảy thiết kế sau khi du học từ Pháp về.

{keywords}
Các bức tường bên trong khu mộ cổ ẩn chứa những hoa văn được vẽ sắc nét

Ông Hùng cho biết, ngoại trừ ngôi mộ của người con thứ bảy khắc bằng tiếng Pháp và những gì ông bà kể lại thì những bí ẩn về ngôi mộ cổ vẫn chưa thể lý giải được.

Ly kỳ hơn, các bức tường bên trong khu mộ cổ ẩn chứa những hoa văn được vẽ sắc nét. Đáng nói là chỉ khi các lớp vôi bên ngoài bong tróc thì các hoa văn này mới lộ dần ra. Cho đến nay, tất cả những bí ẩn đó vẫn chưa có "lời giải". Đây được xem như lời thách thức của người lập nên khu mộ cổ. 

Ly kỳ cây sộp 300 tuổi và ngôi miếu cổ ở Phan Thiết

Ly kỳ cây sộp 300 tuổi và ngôi miếu cổ ở Phan Thiết

Nhiều chuyện ly kỳ về cây sộp cổ thụ hơn 300 tuổi và ngôi miếu cổ ở Phú Tài, TP Phan Thiết.

Lai lịch bí ẩn của 'dị nhân' khổng lồ cao hơn 2m ở miền Tây

Lai lịch bí ẩn của 'dị nhân' khổng lồ cao hơn 2m ở miền Tây

Một "dị nhân" cao hơn 2m, ăn một lúc hết 50 viên chè trôi nước ở miền Tây đến nay vẫn chưa ai rõ lai lịch của ông ta.

Mất tích bí ẩn những 'bảo vật gia truyền' miền Tây

Mất tích bí ẩn những 'bảo vật gia truyền' miền Tây

Những bộ đồ cổ được truyền qua nhiều thế hệ bỗng “không cánh mà bay” một cách bí ẩn.

Cận cảnh ngôi mộ cổ bằng đá xanh ở Sài Gòn

Cận cảnh ngôi mộ cổ bằng đá xanh ở Sài Gòn

Quá trình đào đất để làm đường nội bộ trong bưu điện Phú Thọ, đường Lý Thường Kiệt (quận 10, TP.HCM), nhóm công nhân phát hiện ngôi mộ cổ bằng đá xanh.

Ngôi mộ cổ kì bí, tương truyền có vàng ở Bến Tre

Ngôi mộ cổ kì bí, tương truyền có vàng ở Bến Tre

Ba ngôi mộ cổ vô danh nằm án ngự ngay mặt tiền ngôi nhà của gia chủ. Trải qua nhiều đời, thời gian đã phủ bụi lên mộ cổ những câu chuyện kì bí.

Thiện Chí