- “Trước biển số 5555 gọi là tứ quý, bây giờ chuyển sang biển số 5 số lại gọi là ngũ quý thì chưa có khái niệm này, hoặc biển 6789 ("sống bằng tình cảm" – "san bằng tất cả") thì bây giờ không có nữa...".

>> Cấp biển 5 số: “Ngũ linh” thế “tứ quý”?
 
>> Hà Nội: Biển xe 5 số đầu tiên thuộc về xe "khủng"
 >>
Cấp BKS 5 số: Dân lúng túng, "cò" thất nghiệp

Nhiều ngày nay, thông tin biển số đẹp 5 số đang trở thành đề tài “nóng” đối với dân “sưu tầm biển”. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Kim Hải, Quan điểm biển đẹp, biển xấu là do quan niệm, ý thích của từng cá nhân và từng vùng miền và trong thông tư 36 vẫn chưa có khái niệm biển số đẹp và biển số xấu.

Sẽ không có "sống bằng tình cảm nữa"!

Về quan niệm thế nào là số đẹp, Đại tá Nguyễn Hữu Dánh, Phó Cục trưởng Cục CSGT Đường bộ- Đường sắt (Bộ Công an) cho biết: Số đẹp mới chỉ là hiểu theo dân gian, vì các chưa có văn bản quy phạm phát luật nào định nghĩa về biển số đẹp.

“Có người cho rằng, tứ quý là biển đẹp, nhưng có người biển 0102 (độc nhất vô nhị) là biển đẹp, đây là do cảm nhận, khái niệm của từng người, trong khi pháp luật phải có tính phổ biến chứ không thể do một số người mà đưa vào được”, ông Dánh nói.

Theo ông Nguyễn Kim Hải, Quan điểm biển đẹp, biển xấu là do quan niệm, ý thích của từng cá nhân và từng vùng miền và trong thông tư 36 vẫn chưa có khái niệm biển số đẹp và biển số xấu.
Theo ông Nguyễn Kim Hải, Phó trưởng Phòng hướng dẫn đăng ký, quản lý phương tiện cơ giới đường bộ, Cục CSGT Đường bộ - Đường sắt (Bộ Công an), quan điểm biển đẹp, biển xấu còn do quan niệm và ý thích của từng vùng miền, Cục chưa có khái niệm.

Ông Hải dẫn chứng, ở vùng Tây Nam Bộ nói đến "10 nước" là biển bù nên dân ở đấy không thích, mà cụ thể ở tỉnh Trà Vinh có hai vợ chồng đến đăng ký xe được biển số "10 nước" đã bỏ về, kiên quyết không lấy biển.

Biển số 10 nước có nơi thích nơi không, thậm chí có địa phương có văn bản đề nghị Cục bỏ biển số 10 nước ra cho họ vì dân ở đó không thích”, ông Hải thông tin.

Ông Hải dẫn chứng thêm, ở ngoài Bắc, người dân lại thích "9 nước", miền Tây Nam bộ thì lại thích 3979 (ông lớn ông nhỏ) mà không thích tứ quý, trong khi đó, doanh nghiệp thì thích 6868 (lộc phát lộc phát).

Ông Hải cho biết thêm, ngày cả Thông tư 36 của Bộ Công an quy định, thì đến thời điểm này biển số 5 số chưa có khái niệm biển số xấu và đẹp.

Trước biển số 5555 gọi là tứ quý, bây giờ chuyển sang biển số 5 số lại gọi là ngũ quý thì chưa có khái niệm này, hoặc biển 6789 ("sống bằng tình cảm" – "san bằng tất cả") thì bây giờ không có nữa. Hơn nữa, trong 5 số lại có một dấu chấm giữa 3 số đầu và 2 số cuối, bây giờ quan niệm 3 số trước đẹp hay 2 số sau đẹp thì chúng tôi chưa "đúc kết" được”, ông Hải cho hay.

Nghe vậy, có người hài hước cho hay, nếu thế, biển 06789 sẽ là "không sống bằng tình cảm"!

Biển số không phải là tài sản

Khi được hỏi còn vấn đề gì vướng mắc trong việc thực hiện đấu giá biển số xe? Ông Dánh cho biết, quy định pháp luật tại nghị định 05 của Chính phủ thì danh mục biển số xe ô tô không phải là danh mục đưa vào bán đấu giá.

Ý tưởng bán đấu giá số đẹp do Bộ Công an đề xuất chúng tôi làm thí điểm và chúng tôi đã trình với các Bộ Công an, Tư pháp, Tài chính và Văn phòng Chính phủ. Tuy nhiên, đến giờ vẫn chưa thống nhất được về mặt pháp lý biển số xe là tài sản hay không phải tài sản”, ông Dánh cho hay.

Biển số 10 nước có nơi thích nơi không, thậm chí có địa phương có văn bản đề nghị Cục bỏ biển số 10 nước ra cho họ vì dân ở đó không thích”, ông Hải thông tin.
Về vấn đề này, ông Hải cũng nói thêm: Quan điểm của Bộ Công an, nếu sửa đổi coi biển số là tài sản thì biển số xe mới được xem như là tài sản, còn khi chưa sửa đổi thì chỉ coi đó là một biển số quản lý theo thứ tự được Luật Giao thông đường bộ quy định.

Khi được hỏi việc chưa thể thực hiện đấu giá biển số xe có gây thất thoát, lãng phí cho ngân sách nhà nước không, thì ông Hải cho rằng, hiện tại, Cục CSGT Đường bộ - Đường sắt đang xem biển số là số quản lý của Bộ Công an và đã được Bộ Tài chính quy định đối với biển số ô tô, xe máy đều phải đóng mức phí thủ tục đăng ký biển. Do vậy, không hề thất thu cho ngân sách nhà nước.

Vũ Điệp