Sau khi nước lũ rút khỏi các làng xã của huyện Quảng Trạch, thị xã Ba Đồn, huyện Lệ Thủy, Minh Hóa..., hàng triệu m3 bùn non ở lại khiến người dân phải vất vả dọn dẹp.

Kinh nghiệm của người dân vùng lũ, khi nước bắt đầu rút, bà con sẽ dùng chính nước lũ để thau rửa bùn đất. Khi nước rút hết, cũng là lúc dọn dẹp hết bùn.

Tuy nhiên, đối với những xã ven sông, nước lũ dâng nhanh và rút cũng nhanh, người dân không kịp lợi dụng nước lũ để rửa bùn nên việc thau dọn rất khó khăn.

Một vệt các xã ven sông Gianh, sông Son của thị xã Ba Đồn như Quảng Văn, Quảng Tiên, Quảng Lộc, Quảng Thủy, nước ngập trên 2m, khi rút đi để lại lớp bùn non dày vài chục cm.

{keywords}
Bùn non dày vài chục cm tại trường THCS Lê Hồng Phong, xã Quảng Tiên (thị xã Ba Đồn).

Đại úy Bùi Sỹ Quý (Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn CSCĐ số 3) cho biết, đơn vị đã huy động 150 cán bộ chiến sỹ chia làm nhiều đội phối hợp với các đơn vị xuống giúp dân dọn bùn đất, khơi thông lại đường rãnh, mương nước, đường giao thông liên xã... giúp bà con sớm ổn định cuộc sống sau lũ.

Tại xã Quang Tiên, Tiểu đoàn CSCĐ, Công an thị xã Ba Đồn cùng chính quyền địa phương chia làm nhiều nhóm dọn dẹp bùn đất tại các điểm trường.

{keywords}
Để đẩy lớp bùn dày, nhão và dính như keo, Công an huyện Quảng Trạch phải dùng ván gỗ, 1 người giữ và kéo, nhiều người phía sau dùng sào đẩy để cạo bùn.

Tại trường THCS Lê Hồng Phong (xã Quảng Tiên), nước lũ lên cao trên 3m khi rút đi để lại lớp bùn đất dày 30 - 40cm.

Cô Hồ Thị Phượng (Hiệu trưởng trường THCS Lê Hồng Phong) cho hay: "Nếu thầy trò tự dọn dẹp thì đánh vật mấy ngày liền cũng chưa thể dọn hết đất bùn. Nhờ sự hỗ trợ của các đơn vị, trường lớp đã sạch".

Thượng tá Vũ Thị Kim Oanh, Phó trưởng Công an thị xã Ba Đồn cho hay: "Chúng tôi chủ trương làm cuốn chiếu, ưu tiên các trường mầm non, tiểu học, THCS. Các chiến sỹ cùng thầy cô dọn dẹp bùn đất để học sinh được sớm trở lại trường. Hết điểm trường này, chúng tôi sẽ sang các điểm trường tiếp theo".

{keywords}
{keywords}
 

Thiếu tá Lê Văn Hóa (Trưởng công an thị xã Ba Đồn) chia sẻ, nhiệm vụ giúp người dân dọn dẹp bùn đất sau lũ được đặt lên hàng đầu. Đơn vị huy động 100% quân số để giúp người dân, giúp các nhà trường. 

"Mưa lũ thời gian qua, 10 xã vùng Nam của thị xã bị ảnh hưởng nặng nhất, ngập sâu vài ba mét, nhiều vùng bị cô lập hoàn toàn do nằm ven sông Gianh, sông Son, nước lũ dâng lên rất nhanh. Chỉ khi nước rút mới có thể tiếp cận để giúp đỡ bà con", Thiếu tá Lê Văn Hóa nói.

Hình ảnh hàng trăm chiến sỹ công an dọn bùn tại thị xã Ba Đồn:

{keywords}
Lũ rút, công an, bộ đội xuống đường giúp dân tẩy rửa bùn đất
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
Dùng nước để xối bùn
{keywords}
Bàn ghế học sinh nhiều ngày ngâm trong nước lũ

 

Báo VietNamNet đứng ra làm cầu nối nhận ủng hộ của bạn đọc, trực tiếp trao tặng đến những hộ dân bị thiệt hại do lũ, khắc phục khó khăn.

Mọi đóng góp xin gửi về:
1. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2020.mienTrung
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148 Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
2. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436.

Kiên Trung

Nhà thưng gỗ mong manh ở nơi hứng trọn đợt lũ đầu tiên của Quảng Bình

Nhà thưng gỗ mong manh ở nơi hứng trọn đợt lũ đầu tiên của Quảng Bình

Hàng chục nóc nhà tạm bằng thưng gỗ của làng chài Văn Phú (xã Quảng Văn, thị xã Ba Đồn) mong manh trong bão lũ. Người dân phải dùng dây cáp để neo giữ chúng không bị thổi bay trong bão.