Việc các nền kinh tế APEC ngồi lại để tìm kiếm giải giáp chống trốn thuế không phải ngẫu nhiên, mà đây là nhu cầu nội tại của nhiều quốc gia, trong đó có các nền kinh tế APEC.

Thực trạng

Theo ghi nhận, gần đây, đa số các quốc gia trên thế giới đã có những thay đổi về chính sách thuế nhằm thích ứng với quá trình toàn cầu hóa và những thách thức từ sự phát triển của nền kinh tế số.

Xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển lợi nhuận (BEPS) là một thách thức lớn đối với chính phủ các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển. BEPS được hiểu là hành vi “trốn thuế/tránh thuế” của người nộp thuế, do chi phí thuế chiếm tỷ trọng đáng kể trong lợi nhuận kinh doanh của các doanh nghiệp (DN), nên để tối thiểu hóa chi phí, nhiều DN đã lợi dụng “khoảng trống” và những bất cập, hạn chế trong chính sách thuế tại những nước nơi DN tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh để chuyển lợi nhuận sang những quốc gia/vùng lãnh thổ có mức thuế thấp hoặc bằng không.

{keywords}

Thống kê của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cho thấy, các giao dịch thương mại nội bộ của các tập đoàn đa quốc gia hiện chiếm trên 30% giá trị thương mại toàn cầu nên rủi ro trốn, tránh thuế rất cao. Cụ thể, thất thu ngân sách nhà nước (NSNN) từ thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) vào khoảng 4% đến 10% số thu ngân sách từ thuế TNDN toàn cầu, tức là từ 100 đến 240 tỷ USD mỗi năm. Nguyên nhân của thực trạng này là do BEPS.

Điều này tác động không nhỏ đến môi trường kinh doanh và làm suy giảm sự minh bạch của hệ thống thuế, dẫn đến sự cạnh tranh không bình đẳng về thuế giữa các nước và làm tăng rủi ro tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế.

Việc ngăn chặn BEPS bằng các biện pháp đơn phương của mỗi nước không thực sự khả thi trong khi các biện pháp song phương như hiện nay cũng đang mất dần tính hiệu lực, hiệu quả do số lượng các DN hoạt động đa quốc gia ngày càng tăng, quy mô lớn, giao dịch phức tạp. Nhiều nước đã xây dựng các chuẩn mực mới để bảo vệ cơ sở tính thuế và nguồn thu ngân sách, đồng thời cũng tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế thực hiện các giải pháp chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận.

Tuy nhiên thực tiễn này đòi hỏi các giải pháp tổng thể trên cơ sở hợp tác đa phương. Và đây cũng là một trong những chủ đề quan trọng được bàn thảo tại APEC 2017.

“BEPS - Sáng kiến hợp tác tài chính của APEC 2017”

Trong tiến trình Bộ trưởng Bộ Tài chính APEC năm 2017 do Việt Nam chủ trì, đã có nhiều diễn đàn, hội thảo về BEPS diễn ra. BEPS là một trong những “Sáng kiến hợp tác tài chính của APEC 2017”, được lựa chọn là một trong những chủ đề của Hội nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính APEC năm 2017 do Việt Nam chủ trì.

{keywords}

BEPS trong APEC vừa được nước chủ nhà Việt Nam tổ chức tại Nha Trang hồi đầu năm đã thu hút gần 100 đại biểu tham gia, bao gồm đại biểu quốc tế là quan chức tài chính, chuyên gia thuế của các nền kinh tế APEC, chuyên gia Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức OECD. Các vấn đề được quan tâm tập trung thảo luận là các tiêu chuẩn tối thiểu ngăn chặn BEPS tại APEC.

Hợp tác quốc tế trong vấn đề thuế, với trọng tâm là chống Xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận (BEPS), là một trong bốn ưu tiên của chương trình nghị sự tài chính APEC nhận được sự ủng hộ rộng rãi của các nền kinh tế thành viên cũng như các định chế tài chính quốc tế. Theo Ông Pascal Saint-Amans, Giám đốc Trung tâm Chính sách và Quản lý Thuế thuộc OECD, việc thúc đẩy sáng kiến này (BEPS) trong APEC là rất tích cực cho việc hợp tác. “Việt Nam đã đưa các vấn đề về thuế trở thành ưu tiên trong chương trình nghị sự của APEC. Điều này là tốt bởi vì, đây chính xác là những gì mà các nước trên thế giới đang thực hiện, đặc biệt là các quốc gia G20. Điều này sẽ đưa APEC vào một sân chơi bình đẳng so với các nước khác”, ông Pascal nhận xét trong một cuộc phỏng vấn với TTXVN.

Bình luận nào về đóng góp của Việt Nam trong việc thực hiện sáng kiến này (BEPS), ông Pascal khẳng định, việc thúc đẩy sáng kiến này (BEPS) trong APEC là rất tích cực cho việc hợp tác. Trong các cuộc họp của APEC, OECD và Ngân hàng Thế giới (WB) đã làm việc với tất cả các nền kinh tế APEC để giúp cơ quan quản lý thuế xây dựng luật; hỗ trợ các quốc hội về vấn đề này, và cũng để giúp các nước bảo vệ nền tảng thuế của mình khi hòa cùng một nhịp vào với phần còn lại của thế giới.

Hoàng Long