Sáng nay, tại Hà Nội, UB Kiểm tra TƯ tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Kiểm tra của Đảng.

Từng lãnh đạo, đảng viên tự soi, tự sửa lại mình

Đề nghị phong toả tài sản đảng viên có dấu hiệu tham nhũng

Đọc diễn văn tại buổi lễ, Chủ nhiệm UB Kiểm tra TƯ Trần Cẩm Tú khẳng định 70 năm qua, UB Kiểm tra TƯ và UB Kiểm tra các cấp luôn bám sát nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng trong từng thời kỳ cách mạng, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, lập nhiều thành tích.

{keywords}

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến dự lễ kỷ niệm. Ảnh: TTXVN

Thời gian tới, ông Trần Cẩm Tú nhấn mạnh cấp ủy, tổ chức đảng và UB Kiểm tra các cấp, trước hết là người đứng đầu phải nhận thức sâu sắc hơn nữa vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; đẩy mạnh, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát. 

Ngành tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện và ngăn ngừa vi phạm trong cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng, với phương châm giám sát phải mở rộng, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, lấy chủ động phòng ngừa, lấy xây là chính. Kiên quyết xử lý những tổ chức đảng, đảng viên vi phạm, làm ảnh hưởng đến uy tín, thanh danh của Đảng và sự phát triển của đất nước. 

Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng cho hay, 70 năm qua, UB Kiểm tra TƯ, UB kiểm tra các cấp và các thế hệ cán bộ kiểm tra của Đảng đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, không ngừng phấn đấu, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

{keywords}
Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng

Bên cạnh phương hướng về công tác kiểm tra đã được ngành xác định, ông Trần Quốc Vượng đề nghị cấp ủy, tổ chức đảng và ủy ban kiểm tra các cấp, thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền để tạo thống nhất cao về nhận thức và hành động của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên trong công tác kiểm tra, để thấy rõ quyết tâm chính trị của Đảng trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng. 

Ông nêu rõ công tác kiểm tra, giám sát phải được tiến hành thường xuyên, toàn diện, công khai, dân chủ, thận trọng và chặt chẽ, trong đó lấy phòng ngừa, xây là chính.

Kiểm tra, giám sát để kịp thời nhắc nhở, cảnh tỉnh, chấn chỉnh, ngăn chặn những hành vi vi phạm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, sự thiếu gương mẫu của tổ chức đảng, đảng viên; đồng thời kiên quyết xử lý những tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm.

Nhấn mạnh trong công tác kiểm tra cần chú ý khâu phát hiện sai phạm, thông qua hoạt động giám sát, qua báo chí, qua tố giác của nhân dân, chú trọng kiểm tra, giám sát các địa bàn, lĩnh vực dễ nảy sinh sai phạm, tiêu cực, ông Trần Quốc Vượng lưu ý, khi đã phát hiện dấu hiệu vi phạm phải nhanh chóng kiểm tra, làm quyết liệt, triệt để, giải quyết dứt điểm.

Kết luận kiểm tra phải rõ ràng, minh bạch; xử lý phải công tâm, khách quan; kỷ luật phải nghiêm minh, thuyết phục; tránh tình trạng "trông chờ, nghe ngóng," "nặng trên, nhẹ dưới"...

{keywords}
Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho UB Kiểm tra TƯ. Ảnh: TTXVN

Ông Trần Quốc Vượng nêu rõ các cấp ủy, nhất là người đứng đầu, một mặt, tổ chức thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng theo chức năng, nhiệm vụ, mặt khác, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn cấp ủy, tổ chức Đảng cấp dưới thực hiện công tác kiểm tra; phải khắc phục ngay tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” trong công tác kiểm tra.

Đồng thời coi trọng việc nắm tình hình hoạt động của các tổ chức đảng, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị để sớm phát hiện, ngăn ngừa, khắc phục thiếu sót, khuyết điểm, nhất là các dấu hiệu vi phạm khi còn manh nha, để vi phạm không trầm trọng hơn.

Tại buổi lễ, Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã trao huân chương Lao động hạng nhất tặng cơ quan UB Kiểm tra TƯ đã có thành tích xuất sắc trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Chủ động từ chức khi không còn uy tín: Muộn còn hơn không

Chủ động từ chức khi không còn uy tín: Muộn còn hơn không

Khi một cán bộ cao cấp của Đảng chủ động từ chức vì thấy mình không còn xứng đáng, đó là cách thể hiện có tính nêu gương nhất của cán bộ chủ chốt.

Ủy viên Bộ Chính trị chủ động từ chức khi không đủ uy tín

Ủy viên Bộ Chính trị chủ động từ chức khi không đủ uy tín

Ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, ủy viên BCH TƯ chủ động từ chức khi bản thân không đủ điều kiện, uy tín.

Chạy chức: Có những đồng chí lạm quyền, lộng quyền

Chạy chức: Có những đồng chí lạm quyền, lộng quyền

Theo Trưởng Ban Tổ chức TƯ Phạm Minh Chính, có những đồng chí được giao quyền lực đã lạm quyền, lộng quyền trong việc sử dụng quyền lực.

'Mỗi cán bộ cấp cao phải nghiêm khắc với bản thân mình'

'Mỗi cán bộ cấp cao phải nghiêm khắc với bản thân mình'

Mỗi cán bộ cấp cao phải nghiêm khắc với bản thân mình và kiên quyết chống các biểu hiện suy thoái, tình trạng quan liêu, tham nhũng.

Tổng bí thư làm Chủ tịch nước: Không phải vì nhất thể hoá, đây là tình huống

Tổng bí thư làm Chủ tịch nước: Không phải vì nhất thể hoá, đây là tình huống

Tổng bí thư khẳng định, việc TƯ giới thiệu Tổng bí thư để QH bầu làm Chủ tịch nước không phải vì nhất thể hoá, đây là tình huống.

Theo Vietnam+