- "Trong gia đình, nếu tôi toàn quyền có lẽ khó giữ được hạnh phúc. Cũng phải dùng đến kỹ năng đàm phán để hai vợ chồng đi đến quyết định...".

XEM CLIP: 

Nhiều người cho rằng, phụ nữ thành công ít nhiều do được ưu tiên, bà nghĩ sao?

Đại sứ - Trưởng phái đoàn Việt Nam tại UNESCO Trần Thị Hoàng Mai: Tôi nghĩ rằng, các nữ đại sứ đạt được những gì hôm nay là do cả một quá trình phấn đấu không ngừng.

Chúng tôi không đòi hỏi một ưu tiên nào, và mọi đánh giá về chúng tôi đều dựa trên tính hiệu quả của công việc.

Là phụ nữ, chúng tôi mang nhiều trách nhiệm trong gia đình ở vai trò người mẹ, người vợ. Đúng là có những giai đoạn trong cuộc sống chúng tôi cần tập trung hơn vào gia đình, ví dụ khi con còn nhỏ. Khi đó chúng tôi phải chấp nhận sự cách quãng trong sự nghiệp.

{keywords}
Đại sứ - Trưởng phái đoàn Việt Nam tại UNESCO Trần Thị Hoàng Mai

Để đạt được những gì hôm nay, sau lúc cách quãng, chúng tôi phải cố gắng gấp bội để kịp thời cập nhật hiểu biết, cách thức làm việc... để làm sao khi được giao nhiệm vụ nào, chúng tôi đều có thể hoàn thành và đánh giá trên sự thành công và hiệu quả của công việc.

Các nữ đại sứ, cán bộ nữ ngành ngoại giao trên thực tế không hề có sự ưu ái nào, dù thông cảm là có.

Số Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài là nữ hiện nay vào khoảng trên 10%. Phụ nữ làm đại sứ gặp khó khăn hay có lợi thế gì, thưa bà?

Đại sứ Việt Nam tại Thụy Điển Đoàn Thị Phương Dung: Con số này cũng đã cao hơn trước. Trong công việc, chúng tôi không cảm thấy có quá nhiều khó khăn, do có thể được sắp xếp, phân bổ ở những địa bàn phù hợp.

Tôi cho rằng, rất nhiều phụ nữ giỏi giang có thể tham gia hoạt động xã hội. Tuy nhiên, mỗi người có một hoàn cảnh và lựa chọn cho mình vị trí, vai trò phù hợp. 

{keywords}
Đại sứ Việt Nam tại Thụy Điển Đoàn Thị Phương Dung

Cân bằng công việc và gia đình là điều khó nhất

Trong công việc, bà phát huy thế mạnh của phái nữ như nào trong việc xử lý những tình huống khó khăn do khác biệt về quan điểm, văn hóa thậm chí là phân biệt giới tính?

Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan Ngô Thị Hòa: Trong trường hợp của tôi, tôi không hề cảm thấy khó khăn nào do phân biệt giới tính.

Có thể do tôi may mắn khi làm đại sứ ở nước châu Âu, bình đẳng giới tính. Xã hội Hà Lan luôn đưa ra sự cân bằng nam nữ. Quốc hội nước này cũng quy định tỉ lệ 50-50 các vị trí lãnh đạo trong chính phủ.

Tôi cho rằng, phụ nữ trước hết cần tự khẳng định mình, và có những hoạt động đấu tranh chống phân biệt giới tính, xóa bỏ định kiến về giới trong công việc cũng như xã hội.

Với phụ nữ làm ngành ngoại giao, tôi có cảm giác khó khăn ở chỗ làm sao để cân bằng giữa công việc và gia đình. Bản thân tôi cho đây là điều khó nhất.

{keywords}
Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan Ngô Thị Hòa

Tôi cũng có kinh nghiệm, "bí quyết" của riêng mình. Tôi đã trao đổi trực tiếp với ông xã. Chúng tôi có sự phân công công việc bình đẳng trong gia đình. Khi tôi phải đi công tác dài ngày, ông xã giúp tôi đảm nhận việc chăm sóc con cái, bố mẹ hay công việc gia đình.

Khi đã thống nhất, ông xã rất thoải mái, nhiều khi còn nói đùa "Lấy vợ ngoại giao vất vả lắm, phải mặc váy để làm công việc nội trợ".

Dĩ nhiên đây là chia sẻ vui, nhưng nhờ sự hỗ trợ của ông xã, tôi có cơ hội để phấn đấu vươn lên trong sự nghiệp.

Trong gia đình, các nữ đại sứ có được "toàn quyền"?

Đại sứ Đoàn Thị Phương Dung: Ở sứ quán, trước khi quyết định chúng tôi đều bàn bạc tập thể kỹ lưỡng. Trong gia đình, tôi cho rằng, nếu tôi "toàn quyền" có lẽ khó giữ được hạnh phúc.

{keywords}
Đại sứ Đoàn Thị Phương Dung

Khi mới lập gia đình, tôi và chồng cũng có những độ vênh nhất định, dần dần chúng tôi có điều chỉnh. Tóm lại cũng phải dùng đến các kỹ năng đàm phán để hai vợ chồng có thể đi đến quyết định.

Có quãng thời gian tôi rất tiếc...

Thông thường bố mẹ theo ngành ngoại giao thì luôn muốn con theo nghề của mình. Trong gia đình các đại sứ thì sao?

Đại sứ Trần Thị Hoàng Mai: Con gái tôi học và làm việc ở lĩnh vực kinh tế. Đây là thiên hướng của con từ nhỏ, chúng tôi rất tôn trọng con và không đặt vấn đề trong gia đình là con phải theo nghề của mình. Tuy nhiên, cháu rất tôn trọng ngành này vì đã chứng kiến mẹ phải phấn đấu thế nào để được như hôm nay.

Đại sứ Ngô Thị Hòa: Cháu đầu của tôi đã 25 tuổi. Thời điểm vào ĐH lựa chọn ngành nghề, cháu đã rất thẳng thắn nói rằng, nghề nào cũng được trừ hai nghề ngoại giao của mẹ và tài chính của bố.

Bản thân tôi lại rất mong muốn có thể truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ hơn. Tôi cố gắng dẫn dắt cháu tìm hiểu thêm về công việc ngoại giao. Và cảm nhận cháu đã dần thay đổi tư duy. Hiện cháu học thạc sĩ về ngoại giao và quan hệ quốc tế tại Hà Lan. Cháu đã tự tìm hiểu về ngành nghề ngoại giao và chủ động hỏi mẹ các vấn đề liên quan.

XEM CLIP: 

Các con có theo bà khi công tác nhiệm kỳ ở nước ngoài?

Đại sứ Ngô Thị Hòa: Nhiệm kỳ đầu tiên của tôi là ở Philippines, thứ hai là ở Campuchia và thứ ba là tại Hà Lan.

Trong cả 3 nhiệm kỳ tôi đều cố gắng đưa các cháu đi theo. Bản thân tôi có suy nghĩ mẹ ở đâu con ở đó. Tôi nghĩ con cái rất cần gần mẹ để được chăm sóc. Tuy nhiên, ở nhiệm kỳ tại Philippines và Campuchia có một thời gian các con không ở cùng.

Cho đến giờ, tôi cảm thấy rất tiếc về quãng thời gian đó.

{keywords}
Đại sứ Ngô Thị Hòa

Từ kinh nghiệm của mình, tôi cũng muốn có thông điệp cho các bạn nữ làm ngoại giao: Hãy cố gắng thu xếp công việc và đưa các con đi theo và cần chuẩn bị đầy đủ cho con về việc hòa nhập văn hóa nước sở tại cũng như học hành.

Trong quá trình công tác, tôi thấy chính các con là nguồn động viên, là chỗ dựa tinh thần của các mẹ. Có con đi cùng, chúng tôi sẽ yên tâm làm việc hơn.

Tà áo dài của nữ Đại sứ và lá thư từ người hàng xóm lạ

Tà áo dài của nữ Đại sứ và lá thư từ người hàng xóm lạ

Sau buổi trình Quốc thư, nữ Đại sứ nhận được lá thư từ hàng xóm chia sẻ ấn tượng về tà áo dài, cả sự quan tâm sức khỏe khi châu Âu đang mùa buốt giá.

Chuyện bảo vệ an ninh cho ông Obama ở quán bún chả

Chuyện bảo vệ an ninh cho ông Obama ở quán bún chả

Ông Obama vào quán bún chả hoàn toàn là tình huống đột xuất.

Gặp sĩ quan liên lạc số 1 tháp tùng Tổng thống Putin dự APEC

Gặp sĩ quan liên lạc số 1 tháp tùng Tổng thống Putin dự APEC

Vừa trở về nước khi nhiệm kỳ đại sứ kết thúc, bà được điều động làm sĩ quan liên lạc số 1 tháp tùng Tổng thống Putin trong Tuần lễ cấp cao APEC.

Bóng hồng kể chuyện bảo vệ nguyên thủ

Bóng hồng kể chuyện bảo vệ nguyên thủ

Xinh đẹp, giỏi võ và cao như một siêu mẫu, ít ai ngờ Đặng Hồng Nhung lại là một trong 2 nữ cảnh vệ chuyên đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho các nguyên thủ...

Cuộc ‘chạm mặt’ giữa Đại sứ VN và báo chí hải ngoại

Cuộc ‘chạm mặt’ giữa Đại sứ VN và báo chí hải ngoại

Lần đầu tiên đến California, nơi có người Việt sinh sống đông nhất trên toàn nước Mỹ, Đại sứ Phạm Quang Vinh chủ động ‘chạm mặt’ với báo chí của cộng đồng.

Thái An - Huy Phúc - Xuân Qúy - Bạt Tuấn - Phạm Hải