- Thủ tướng khẳng định lắng nghe ý kiến để hình thành chiến lược đảo chiều dòng tiền, tạo mọi điều kiện để các dòng tiền chảy về Việt Nam.

Tại diễn đàn Kinh tế tư nhân lần thứ 2 - năm 2017 sáng nay, Thủ tướng cùng lãnh đạo nhiều bộ, ngành, địa phương đối thoại với khối DN tư nhân.

{keywords}

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam. Ảnh: VGP

Mở đầu diễn đàn, ban tổ chức đưa ra một câu hỏi khảo sát đối với khối DN tư nhân: Trong thông điệp của Chính phủ, bạn mong muốn điều gì nhất trong 3 thông điệp chính được đưa ra là: Chính phủ liêm chính, Chính phủ kiến tạo và Chính phủ hành động?

Kết quả, 65% DN chọn tiêu chí Chính phủ hành động, 24% DN mong muốn Chính phủ liêm chính, 11% chọn tiêu chí Chính phủ kiến tạo.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trích dẫn một ý kiến nói về việc Việt Nam đang nắm giữ một tương lai tươi sáng, nếu phát huy đầy đủ sức mạnh và khả năng sáng tạo thì thành công sẽ nối tiếp thành công.

{keywords}

Theo Thủ tướng, chúng ta đã xác định kinh tế tư nhân là động lực quan trọng để phát triển kinh tế. Nghị quyết TƯ cũng nêu rõ “hãy xoá bỏ mọi rào cản, mọi định kiến, tạo mọi thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh cho đất nước”.

Hoan nghênh việc đa số DN chọn phương châm Chính phủ hành động, Thủ tướng nhấn mạnh, cần hành động để phục vụ phát triển nói chung, trong đó đưa kinh tế tư nhân thành ngành mũi nhọn, quan trọng của đất nước.

Hãy tháo dây, nhổ neo ra khơi

Người đứng đầu Chính phủ cũng cho hay, Chính phủ đã có 5 hội nghị xúc tiến đầu tư, hàng trăm cuộc tiếp xúc, hoạt động đối thoại với các DN.

“Tính bình quân, không có ngày nào Chính phủ và Thủ tướng không làm việc với DN, từ đó một loạt cải cách thể chế, chính sách pháp luật được ban hành, những hạn chế được nhận diện và xử lý như nợ xấu, thoái vốn DNNN, chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra, môi trường đầu tư kinh doanh.... đã cho thấy xu hướng cải thiện rõ nét” - Thủ tướng nhấn mạnh.

Cũng theo người đứng đầu Chính phủ, chìa khoá cho sự tăng trưởng nằm rất nhiều ở khu vực kinh tế tư nhân. Nguyên tắc chung được đưa ra là những gì tư nhân làm tốt thì Nhà nước nên tạo điều kiện cho tư nhân làm. 

{keywords}
Ảnh: VGP

Thủ tướng dẫn câu nói của đại danh hào Mark-Twain: “20 năm sau bạn sẽ hối hận về những gì không làm hơn là những gì bạn đã làm. Hãy tháo dây, nhổ neo ra khơi để đến bến đỗ an toàn và để cánh buồm của bạn đón trọn lấy gió”.

“Chúng tôi mong các DN trình bày thẳng thắn trên tinh thần chia sẻ trách nhiệm, công tư, giúp DN tháo gỡ khó khăn, đưa kinh tế tư nhân phát triển. Chúng tôi muốn lắng nghe các bạn, không ngại những vướng mắc, những lời nói thẳng”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Bước vào phiên thảo luận về chuyên đề chương trình hành động của khu vực tư nhân từ Nghị quyết TƯ 5, ông Don Lam, TGĐ tập đoàn VinaCapital hỏi: “Mỗi năm DN Việt Nam mang vài tỷ đô ra nước ngoài mua nhà, đầu tư vào bất động sản nước ngoài. Số tiền ra khỏi Việt Nam khá lớn, do chưa yên tâm với môi trường đầu tư trong nước, rủi ro cao, vì vậy, để dòng tiền đó ở Việt Nam để đầu tư và kêu gọi Nhà đầu tư trong nước thì chúng ta phải làm gì?”.

Ông Vũ Văn Tiền, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP An Bình chia sẻ khi DN tư nhân sinh ra là khát khao cống hiến và không còn lựa chọn nào khác là hành động làm sao để kinh doanh hiệu quả.

“Phải có tổ chức nào đó đại diện khối DN tư nhân để kết nối với các tổ chức trong và ngoài nước. Hiện có VCCI hay hiệp hội DNNVV, vậy ta chọn tổ chức nào hay thành lập 1 tổ chức khác”, ông đề nghị.

Giảm chi phí cho DN

Giải đáp các kiến nghị của DN, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết Thủ tướng đã thành lập Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính. Hội đồng có 2 nhiệm vụ cơ bản là kết nối cộng đồng DN trong và ngoài nước, chủ động đề xuất sáng kiến cải cách để tháo gỡ cho DN; đồng thời đánh giá CCHC của các bộ ngành, địa phương về cải thiện môi trường kinh doanh.

Thủ tướng cũng thông tin thêm, Hội đồng tư vấn cải cách hành chính cam kết bổ sung thêm một số thành viên từ khu vực tư nhân để cùng các thành viên khác thúc đẩy quá trình cải cách hành chính, tháo gỡ khó khăn về thủ tục cho DN.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhìn nhận vẫn còn nhiều bất cập trong chi phí như chi phí bến bãi, lãi vay ngân hàng, giao thông vận tải…

“Chính phủ tiếp tục thúc đẩy cải cách mạnh mẽ hơn để giảm chi phí, nâng cao hiệu quả đầu tư của DN tốt hơn nữa”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng cho hay đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại giảm lãi suất tối thiểu 5%. Còn nhiều chi phí khác như BHXH, BOT… Chính phủ sẽ tiếp tục rà soát trong thời gian tới để giảm chi phí cho DN.

Nói về việc dòng tiền trong nước chảy ra nước ngoài, Thủ tướng cho biết, ngành ngân hàng có trách nhiệm thu hút nguồn lực vào Việt Nam.

“Chúng tôi cũng lắng nghe ý kiến của diễn đàn để hình thành chiến lược đảo chiều dòng tiền nhằm tăng nguồn lực, tạo mọi điều kiện để các dòng tiền chảy về Việt Nam, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tốt hơn nữa để dòng tiền đó đầu tư vào Việt Nam”, Thủ tướng cho hay.

Thay mặt khối DN tư nhân, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP An Bình cam nhấn mạnh: “Hồi xưa tôi khởi nghiệp có 200.000 đồng để nay tôi có tổng tài sản hơn 3 tỷ. Vậy chắc chắn rằng sắp tới với số vốn 3 tỷ đồng thì 10 năm nữa sẽ lên rất nhiều lần. Bằng cách này, chúng tôi kêu gọi tinh thần cùng nhau khởi nghiệp làm sao cho GDP tăng trưởng tốt hơn”.

Thủ tướng yêu cầu sớm có chủ trương huy động đô la trong dân

Thủ tướng yêu cầu sớm có chủ trương huy động đô la trong dân

Thủ tướng nhắc lại 3 lần là NHNN sớm có chủ trương huy động nguồn lực trong dân, làm thế nào huy động được nguồn lực đô la nằm trong dân. 

Thủ tướng làm việc với Tổ tư vấn kinh tế

Thủ tướng làm việc với Tổ tư vấn kinh tế

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Tổ tư vấn kinh tế gồm nhiều chuyên gia đang giảng dạy tại các trường đại học ở nước ngoài.

Chuyến công tác của Phó Thủ tướng và những cơ hội mở

Chuyến công tác của Phó Thủ tướng và những cơ hội mở

Chuyến công tác đến 3 quốc gia: Indonesia, Australia và New Zealand của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ với lịch làm việc dày đặc đã mang lại cho Việt Nam nhiều kết quả mong đợi.

Hội nghị Trung ương 5: Thủ tướng điều hành phiên họp về kinh tế tư nhân

Hội nghị Trung ương 5: Thủ tướng điều hành phiên họp về kinh tế tư nhân

Ngày 9/5, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 12 bước sang ngày làm việc thứ năm.

Trung ương bàn giải pháp thúc đẩy kinh tế tư nhân

Trung ương bàn giải pháp thúc đẩy kinh tế tư nhân

Việc tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân cũng là một nội dung chính sẽ được Trung ương cho ý kiến. 

Thu Hằng