Hàng ngàn du khách tham dự Hội Gióng (xã Phù Đổng – Gia Lâm – Hà Nội) đã thót tim khi chứng kiến màn ẩu đả “sứt đầu mẻ trán” giữa các phù giá có mặt trong màn tái hiện sự tích “Thánh Gióng 2 lần đánh giặc Ân”.

Hội Gióng 2011 được tổ chức quy mô, bài bản hơn mọi năm do mới đây, tổ chức UNESCO đã công nhận Hội Gióng là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Ngoài các hoạt động như hát quan họ, diễn chèo – tuồng – cải lương, lễ rước nước… thì điểm nhấn của lễ hội năm nay là màn tái hiện tích “Thánh Gióng 2 lần đánh giặc Ân”.

Mở tiệc khao quân – một phần trong màn tái hiện
Hàng ngàn người kéo nhau (từ đền Phù Đổng đến khoảng đất trống cách đó gần 4km) để xem đoàn quân Thánh Gióng bày binh bố trận, nghênh chiến giặc Ân


Làng Phù Đổng gồm 4 thôn Đổng Viên, Phù Đổng, Phù Dực và Đổng Xuyên. Theo thông lệ, mỗi thôn được đại diện ít nhất một ông Hiệu (trong 6 ông Hiệu, gồm Hiệu Trống, Hiệu Chiêng, Hiệu Cờ, Hiệu Trung Quân và 2 Hiệu Tiểu Cổ). Mỗi ông hiệu sẽ có khoảng 120 người đi theo làm Phù Giá.

Các Phù Giá với khí thế ngợp trời…

Sau màn múa cờ của các ông Hiệu…

Các Phù Giá sẽ lao vào màn “cướp chiếu”…

Ai dành được, dù chỉ là một mảnh nhỏ của chiếu sẽ gặp may mắn cả năm.

Bằng mọi giá để có được mảnh chiếu của ông Hiệu, thậm chí đổ máu…

Theo tục, màn cướp tranh thường diễn ra quyết liệt nhưng chưa bao giờ xảy ra “chuyện sứt đầu mẻ chán”. Vài năm gần đây, nhiều thanh niên (được chọn làm Phù Giá) lại nhân dịp này để… giải quyết mâu thuẫn. Vậy nên mới có những sự vụ đáng tiếc xảy ra.



Tất cả Phù giá của 6 ông Hiệu lao vào cuộc ẩu đả

: Với vũ khí là các thanh gỗ trong tay…

…và cái đầu nóng…

Không gian lễ hội trở nên hỗn loạn…

Thấy người nhà mình bị đánh, nhiều người đã không giữ được bình tĩnh…

Lao vào căn ngăn…

Hoặc “thêm chân, thêm tay”…

Chỉ khi có sự can thiệp của lực lượng an ninh

…bằng biện pháp mạnh

...mọi chuyện mới được dẹp yên

Một số trở về nhà…

Trong khi, nhiều người phải nhập viện với chấn thương khá nặng sau cuộc ẩu đả.

Những hành vi phản cảm như trên đã phần nào khiến Hội Gióng bị biến dạng, làm mất hình ảnh của một lễ hội văn hóa lâu đời, đã được UNESCO công nhận di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

(Theo ANTĐ)