- Một số cá nhân, DN móc ngoặc với cán bộ có chức vụ tạo “tổ chức bình phong” để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại rất lớn cho Nhà nước, có những vụ việc liên quan đến một số sĩ quan công an, quân đội... 

'Nhiều lãnh đạo tỉnh có doanh nghiệp sân sau ngay trong nhà mình'
Thông đồng tạo 'công ty gia đình' đấu thầu dự án, thâu tóm đất công

Thẩm tra báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trình bày trước QH sáng nay, Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga đánh giá, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành trong đó lực lượng công an làm nòng cốt triển khai nhiều phương án, kế hoạch phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.

Qua đó đã giải quyết những điểm nóng về an ninh, trật tự do các đối tượng phản động kích động, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Một số vụ án có sự tham gia của sĩ quan cấp cao 

Các cơ quan chức năng đã xử lý nghiêm nhiều cán bộ, trong đó có cả cán bộ cấp cao có hành vi phạm tội, tiếp tay, bao che cho các đối tượng phạm tội…

Theo bà Nga, công tác quản lý cán bộ trong lực lượng phòng, chống tội phạm vẫn còn sơ hở nên đã để xảy ra một số vụ án có sự tham gia của một số sĩ quan cấp cao trong lực lượng công an.

{keywords}
Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga

Một số cá nhân, DN đã móc ngoặc với cán bộ có chức vụ, quyền hạn tại một số địa phương để tạo các “nhóm lợi ích” hoặc lợi dụng công tác nghiệp vụ, các “tổ chức bình phong” nhằm dùng ảnh hưởng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại rất lớn cho Nhà nước.

“Đáng chú ý, có những vụ việc liên quan đến một số sĩ quan công an, quân đội, lãnh đạo một số địa phương đã kéo dài trong nhiều năm, nhưng đến nay mới được phát hiện, xử lý”, bà Nga dẫn vụ Phan Văn Anh Vũ, vụ Đinh Ngọc Hệ

Chủ nhiệm UB Tư pháp cũng nhắc lại việc làm giả hồ sơ bệnh án tâm thần để một số đối tượng trốn tránh trách nhiệm hình sự đã được UB Tư pháp kiến nghị từ 2013 nhưng đến nay vẫn chưa có giải pháp khắc phục triệt để và đang có dấu hiệu diễn biến trầm trọng hơn.

Bà dẫn chứng vụ làm hồ sơ bệnh án tâm thần giả tại BV Tâm thần TƯ 1 (trong số 78 hồ sơ bệnh án tâm thần được làm giả, có 41 hồ sơ mang tên các đối tượng giang hồ) đã khởi tố, bắt giam 2 bị can là bác sĩ và kỹ thuật viên của BV.

Bên cạnh đó, Chủ nhiệm UB Tư pháp cũng nêu hàng loạt vấn đề còn tồn tại như nhóm tội phạm liên quan đến chiếm đoạt tài sản vẫn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu tội phạm (51,79%), nhưng tỷ lệ phát hiện chưa nhiều.

Tội phạm về chức vụ, tham nhũng bị xử lý dù tăng nhưng vẫn chưa tương xứng với tình hình thực tế. Tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, nhất là hiếp dâm trẻ em đã được các cơ quan quan tâm chỉ đạo điều tra, xử lý nhưng vẫn tiếp tục xảy ra một số vụ án nghiêm trọng…

24 bị can bị oan trong giai đoạn điều tra, truy tố

Đề cập tới công tác điều tra, xử lý tội phạm, Chủ nhiệm UB Tư pháp cho rằng, tỷ lệ giải quyết tố giác về tội phạm đạt hơn 87% "chưa đạt yêu cầu theo mục tiêu QH giao".

Số lượng các vụ án, bị can được tạm đình chỉ điều tra vẫn chiếm số lượng rất lớn và gia tăng, tăng 4% số vụ và gần 7% số bị can. Trong số này, một số vụ án sắp hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, tiềm ẩn nguy cơ bỏ lọt tội phạm.

Đáng lưu ý, còn để xảy ra 24 bị can bị oan trong giai đoạn điều tra, xảy ra 1 vụ án "dùng nhục hình" trong giai đoạn điều tra gây chết người và còn hơn 11.700 đối tượng truy nã đang ở ngoài xã hội, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh tội phạm và vi phạm pháp luật.

Thẩm tra báo cáo của VKSNDTC, Chủ nhiệm UB Tư pháp cho rằng, công tác giải quyết án tham nhũng tại một số VKSND chưa kiểm soát chặt chẽ việc tiếp nhận, giải quyết tố giác về tội phạm, dẫn tới còn gần 3.400 tố giác vi phạm thời hạn giải quyết, tăng 193%.

Còn 39 trường hợp VKSND đã phê chuẩn bắt khẩn cấp, gia hạn tạm giữ sau đó phải trả tự do, không xử lý hình sự. Chất lượng giải quyết một số vụ án chưa đáp ứng yêu cầu khi còn 24 bị can bị oan trong giai đoạn điều tra, truy tố. Số vụ án TAND trả hồ sơ và VKSND chấp nhận điều tra bổ sung vẫn còn nhiều, gần 1.600 vụ.

Số vụ án TAND trả hồ sơ cho VKSND yêu cầu điều tra bổ sung nhiều gấp gần 2 lần số vụ VKSND trả hồ sơ cho cơ quan điều tra (853 vụ), cho thấy chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra của VKSND đối với một số vụ án còn chưa đáp ứng yêu cầu.

Đáng lưu ý, số lượng vụ án VKSNDTC thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, sau đó phân công cho VKSND địa phương thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm bị tòa án trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung chiếm tới 39,2%.

Trong khi, đây đều là những vụ án lớn, đặc biệt nghiêm trọng, dư luận xã hội quan tâm và do Bộ Công an, VKSNDTC trực tiếp giải quyết nhưng bị trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung với số lượng lớn như trên và đã kéo dài qua nhiều năm, trung bình khoảng gần 40%, cho thấy chất lượng điều tra và kiểm sát điều tra ở cấp trung ương chưa được cải thiện.

"Đề nghị Viện trưởng VKSNDTC khẩn trương khắc phục hạn chế này", Chủ nhiệm UB Tư pháp nhấn mạnh.

Tổ chức phản động lưu vong chống phá Đảng, Nhà nước thủ đoạn ngày càng thâm độc

Tổ chức phản động lưu vong chống phá Đảng, Nhà nước thủ đoạn ngày càng thâm độc

Theo Bộ trưởng Tô Lâm, các tổ chức phản động lưu vong tăng cường chống phá Đảng, Nhà nước với nhiều thủ đoạn ngày càng tinh vi, thâm độc.

Năm 2018 khởi tố nhiều vụ án liên quan cán bộ cấp cao

Năm 2018 khởi tố nhiều vụ án liên quan cán bộ cấp cao

Cơ quan chức năng đã phát hiện, khởi tố, điều tra nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế, có vụ liên quan đến cán bộ cấp cao.

Phạm nhân hiến tinh trùng, hiến trứng: Chiết xuất thế nào?

Phạm nhân hiến tinh trùng, hiến trứng: Chiết xuất thế nào?

ĐB Phạm Khánh Phong Lan băn khoăn về tính khả thi của việc thực hiện các quyền về y tế đối với phạm nhân như hiến tinh trùng, trứng...

Thu Hằng