- Nguy cơ tham nhũng nảy sinh giữa DN và cán bộ công chức trong các dự án phát triển hạ tầng là rất lớn... - vấn đề đặt ra tại buổi tọa đàm sáng nay. 

Buổi tọa đàm chuyên đề phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực đất đai trong một số dự án công tư diễn ra tại Hà Nội.

Nhóm nghiên cứu nhận định: Nguy cơ tham nhũng nảy sinh giữa DN và cán bộ công chức trong các dự án phát triển hạ tầng là rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới người dân và đang ngày một tăng cao trong quá trình thực hiện đối tác công -tư trong xây dựng cơ sở hạ tầng và khai thác tài nguyên.

{keywords}
Toàn cảnh buổi tọa đàm

TS Nguyễn Văn Thắng, đại diện nhóm nghiên cứu trường ĐH Kinh tế quốc dân cho biết: Có hai trục cơ bản thúc đẩy tham nhũng tài nguyên đất đai, đó là tự do chính sách (là trục chính thúc đẩy tham nhũng bởi chính sách có “khoảng tự do” cho cán bộ/cơ quan địa phương càng lớn thì càng dẫn tới nguy cơ tham nhũng) và sự cấu kết giữa các nhóm lợi ích (nảy sinh mạnh trong điều kiện chức năng “công” và “tư” không rõ ràng, nhiều dấu hiệu “công hữu, tư dụng”).

Để cụ thể hóa nghiên cứu gắn với thực tế đang diễn ra trong hoạt động quản lý đất đai hiện nay, nhóm nghiên cứu đã chọn 4 tình huống dễ nảy sinh tham nhũng gồm: Xây dựng đô thị mới miền núi; cải tạo chợ đô thị; khai khoáng và quản lí đất đai trong xây dựng nông thôn mới.

Thông qua 4 tình huống, nhóm nghiên cứu chỉ ra vấn đề tồn tại ở như: Người dân nhận thấy các việc thực thi dự án làm tổn hại tới niềm tin và lợi ích của cộng đồng. Bởi thực tế cho thấy có sự khác biệt lớn giữa chính quyền, chủ đầu tư và cộng đồng về thế nào là phát triển phù hợp.

Từ đó, các nhà nghiên cứu khuyến nghị thiết lập cơ chế đề cao trách nhiệm tích cực tiếp cận ý kiến công dân; sửa đổi luật Phòng chống tham nhũng theo hướng kiểm soát tốt hơn sự cấu kết giữa các nhóm lợi ích, sớm hoàn thiện, ban hành luật về Hội....

Đoàn Bổng