XEM CLIP:

Ông Ngô Xuân Tự (cựu chiến binh, trú tại quận Long Biên, Hà Nội), người bỏ hàng chục triệu đồng để nhận tượng đồng nguyên khối, mạ vàng 24K từ công ty truyền thông CMA đã mang tượng đi giám định.

Ngày 19/8, ông mang 3 mẫu vật gồm tượng Phật hoàng trên lá bồ đề, tượng Hưng Đạo Đại vương, tượng Bác Hồ đến Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng - Bộ Khoa học Công nghệ) để giám định. 

{keywords}
Ông Ngô Xuân Tự mang tượng đồng được nói là mạ vàng đi giám định chất lượng

Ngày 20/9, ông Tự nhận được kết quả: Không có chỉ số vàng 24K như quảng bá. Thành phần cấu tạo của các bức tượng “đồng nguyên khối” bao gồm nhiều tạp chất khác. Trong đó, chỉ số đồng chiếm 64%, kẽm chiếm hơn 30%, còn lại là 12 tạp chất.

“Tượng đồng nguyên khối mạ vàng 24K” của công ty tổ chức sự kiện CMA không hề có chỉ số vàng như quảng cáo. Ngoài ra, nguyên liệu "đồng nguyên khối" có rất nhiều tạp chất và ruột bên trong 100% là xi măng với lõi sắt để đủ trọng lượng như quảng bá”, ông Tự cho hay. 

{keywords}
Tượng được cắt đôi để kiểm tra bên trong 

 

{keywords}
Kết quả giám định cho thấy không có chỉ số vàng

Ông Tự cho biết sẽ kèm kết quả giám định này với đơn tố cáo gửi tới các cơ quan chức năng về hành vi lừa đảo của công ty CMA.

Nam Định không cấp phép cho việc bán hàng tâm linh

Bà Chu Thị Hồng Loan, Phó chánh văn phòng UBND tỉnh Nam Định, người ký công văn về việc tổ chức chương trình “Lễ dâng hương báo công Đức Thánh Trần” khẳng định, UBND tỉnh không cấp phép cho hoạt động bán sản phẩm tâm linh lồng ghép trong chương trình lễ dâng hương; không biết công ty cổ phần truyền thông CMA.

{keywords}
Sản phẩm "đẹp long lanh" trước khi được đem đi giám định

“Chúng tôi tiếp nhận và trả lời công văn của Hội Di sản Văn hóa Việt Nam về việc xin được hỗ trợ, tạo điều kiện cho họ tổ chức sự kiện diễn ra trên địa bàn. 

Công văn này, Hội Di sản xin phép tổ chức sự kiện dâng hương, đề nghị tỉnh tạo điều kiện, hỗ trợ cho họ khi họ tiến hành.

Căn cứ trên ý kiến đồng ý của Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch tỉnh Nam Định đã chỉ đạo các đơn vị như Công an tỉnh, Sở VHTT&DL, các huyện thị có di tích mà đoàn sẽ đến dâng hương, hỗ trợ họ thực hiện sự kiện này mà thôi”, bà Loan cho hay.

PGS.TS Đặng Văn Bài, Phó chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam cũng khẳng định, Hội chỉ có vai trò lo phần lễ, nghi thức… Việc bán hàng, kinh doanh thương mại là việc của công ty CMA.

Ông Bài cũng cho biết, mỗi năm CMA tài trợ cho Hội khoảng 100 triệu đồng. 

{keywords}
Kết quả giám định mẫu tượng không có chỉ số về vàng (Au)

Chủ một cơ sở đúc đồng tại làng nghề Tống Xá thị trấn Lâm (huyện Ý Yên, Nam Định) khi được xem sản phẩm tượng đồng mạ vàng, bên trong lõi là xi măng khẳng định: “Không ai đổ bê tông, xi măng vào trong lõi tượng, vì lý đây là chất liệu hút ẩm, sẽ đẩy nhanh quá trình ô xy hóa của đồng khiến các lớp mạ vàng/khảm tam khí bị bong tróc rất nhanh, từ đó làm giảm chất lượng của sản phẩm”.

“Những sản phẩm kích thước nhỏ dưới 1m, làng nghề đều có khuôn đúc đặc, tức là toàn bộ bức tượng đó đều liền một khối. Đây gọi là “đúc đồng nguyên khối”. Đương nhiên, chất liệu đúc đồng vẫn có các hợp kim khác phụ gia, nhưng tỷ lệ rất nhỏ, khoảng vài %, đồng phải giữ thành phần chính”.

Nghệ nhân này giải thích: Các bức tượng đồng đúc nguyên khối, do có khuôn làm bằng đất nên bên trong phải rỗng ruột. Trọng lượng của tượng là trọng lượng đồng đổ vào khuôn đúc chứ không tính các loại chất liệu khác đưa vào trong tượng. 

Ông Nguyễn Văn Lâm, nghệ nhân làng đúc đồng Đại Bái (Bắc Ninh) khẳng định, trong kỹ thuật đúc đồng có hai loại khuôn: khuôn đất thó và khuôn cát.

“Nguyên liệu để làm khuôn chủ yếu là đất sét và than trấu, bột sạn đất chịu lửa và giấy gió. Than trấu lấy bột, đất phôi đập nhỏ mịn, giấy ngâm nước thúc mịn lấy độ dẻo, ngày nay sử dụng bông thay thế giấy gió. Các nguyên liệu trên trộn theo quy định nhào thật kỹ tạo thành hợp chất rất dẻo”, ông Lâm cho hay.

Về việc mạ vàng, anh Lâm giải thích, một bức tượng mạ vàng cần rất nhiều các công đoạn, đánh bóng, sơn lớp phủ để tạo chất kết dính, sau đó là lớp mạ vàng đã pha thành dung dịch, tiếp theo là công đoạn sơn phủ bên ngoài để bảo vệ.

Tuổi thọ của một sản phẩm mạ vàng khoảng 6-7 năm. Nếu như mạ vàng 24K, giá thành rất đắt, lên tới 3-4 triệu đồng/bức với kích thước như bức tượng Đức Thánh Trần có chiều cao 30cm. 

Rất nhiều độc giả đã phản hồi sau khi VietNamNet đưa thông tin về tượng đồng mạ vàng lõi bằng sắt, xi măng.

Anh Bùi Đặng Thắng (Tiên Lãng, Hải Phòng) cho biết, gia đình anh tham dự 4 sự kiện của công ty này khi được gửi thư mời, và cũng bỏ số tiền lên đến gần 100 triệu đồng để nhận về các sản phẩm có chất lượng như của ông Ngô Xuân Tự.

Các đại biểu Phùng Quang Đ. (Sơn Dương, Tuyên Quang), Đặng Hồng T. (giám đốc doanh nghiệp), Bùi Đặng Nga (Tiên Lãng, Hải Phòng)… cùng phản ánh nội dung tương tự.


Mạo danh đền Trần nhét sắt, nhồi xi măng vào tượng Phật dát vàng

Mạo danh đền Trần nhét sắt, nhồi xi măng vào tượng Phật dát vàng

 Trưởng BQL Di tích đền Trần nói: Ngày giỗ Đức Thánh Trần, khách thập phương đến đều được đón tiếp. Chúng tôi không tổ chức chương trình dâng hương báo công nào cả.

Thái Bình