- Khi Tổng thống Obama và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ở phòng Bầu dục, tôi đã phải tự "cấu vào mặt mình" vì không thể tin nổi chuyện này đang xảy ra - Đại sứ Hoa Kỳ tại VN chia sẻ với báo chí.

Tổng bí thư thẳng thắn về dân chủ với học giả Mỹ
Tổng bí thư với thông điệp về tôn giáo tại Mỹ

Ông Ted Osius hôm nay dành hơn một gitrao đổi với báo chí VN về chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Không cần thể chế chính trị giống nhau để hợp tác

- Channel NewsAsia: Ông cho rằng chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là biểu tượng cho việc Mỹ tôn trọng thể chế chính trị của VN. Vậy cụ thể sự tôn trọng đó là như thế nào?

Điều rất ý nghĩa là khi hai nguyên thủ quốc gia tuyên bố năm 2013 về quan hệ đối tác toàn diện, họ đã nhấn mạnh yêu cầu tôn trọng hệ thống chính trị của nhau. Lập trường đó được nhấn mạnh trong cuộc hội đàm của Tổng bí thư với Tổng thống Obama, và sau đó là trong Tuyên bố chung.

{keywords}
Đại sứ Hoa Kỳ tại VN Ted Osius

Tôi nghĩ chuyện này không chỉ có tính biểu tượng, nó cho thấy dù có thể chế chính trị khác nhau, chúng ta vẫn có thể là đối tác, vẫn có thể cộng tác trong những vấn đề quan trọng đối với cả hai nước, vẫn có thể nói về những vấn đề khó khăn như nhân quyền, quyền của người lao động...

Dù vẫn còn có những bất đồng, chúng ta vẫn có quan hệ đối tác ngày càng sâu rộng về an ninh, kinh tế, quan hệ nhân dân... Chúng ta không cần có hệ thống chính trị giống hệt nhau để hợp tác mạnh mẽ.

Khi đến California, tôi cũng nhận được câu hỏi Mỹ có chương trình gì để thay đổi Chính phủ VN không. Tôi trả lời đó không phải là chính sách của Mỹ, Mỹ tôn trọng sự khác biệt về thể chế chính trị. Cách duy nhất để tạo dựng lòng tin giữa hai nước là thể hiện rõ ràng sự tôn trọng đó. Đó không phải câu trả lời họ muốn nghe, nhưng đó là chính sách mà Mỹ nhấn mạnh nhiều lần.

Việc Mỹ quan tâm là xây dựng quan hệ đối tác mạnh mẽ với Mỹ, Mỹ cũng có lợi ích khi VN trở thành một quốc gia vững mạnh, thịnh vượng, độc lập, tôn trọng nhân quyền và pháp quyền. VN thành công thì Mỹ cũng có lợi. 

- Tiền Phong: Vậy sau chuyến thăm của Tổng bí thư, triển vọng hợp tác giữa Đảng Cộng sản VN và đảng cầm quyền Mỹ sẽ như thế nào?

Khi Tổng thống Obama và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ký kết hiệp định về quan hệ đối tác toàn diện năm 2013, họ đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác giữa các đảng. Và trước đây chưa bao giờ có việc Tổng bí thư Đảng CS VN thăm Mỹ, đây là lần đầu tiên.

Bên cạnh cuộc hội đàm quan trọng trong phòng Bầu dục, cũng có các cuộc gặp bên lề với các quan chức đảng VN với các chuyên gia, học viện của cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ. Có thể nói quan hệ giữa các đảng hiện là tốt nhất từ trước đến nay, là việc cần phát triển mạnh mẽ và chặt chẽ hơn.

'Tôi đã phải cấu vào mặt mình vì không tin nổi'

- Thời báo Kinh tế VN: Đại sứ nghĩ gì khi thấy Tổng bí thư được đón tiếp tại Nhà Trắng?

Khi tôi ở trong phòng Bầu dục, cả Tổng thống Obama và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đều ở đó, cả Phó tổng thống Mỹ và các quan chức Đảng Cộng sảng VN, tôi đã phải tự "cấu vào mặt mình" vì không thể tin nổi chuyện này đang xảy ra, tôi rất hạnh phúc.

Khi đến VN cuối năm ngoái, tôi đã nhận thức được tầm quan trọng của chuyến thăm này, khi nó thực sự diễn ra, tôi còn vui hơn cả tưởng tượng. Đó đúng là một khoảnh khắc lịch sử trong quan hệ hai nước. Cả hai nhà lãnh đạo đều tập trung, chuẩn bị rất kỹ, thoải mái và đạt nhiều tiến bộ khi thảo luận những vấn đề rất quan trọng. Tôi nghĩ mọi chuyện không thể tốt hơn thế.

- VietNamNet: Với những yếu tố mang tính lịch sử, rất dễ để đánh giá chuyến thăm của Tổng bí thư là thành công tốt đẹp. Nhưng là người theo sát chuyến đi, ông có thấy điểm gì còn hạn chế hay còn chưa làm được?

Tôi không thấy có điểm gì cần làm tốt hơn, chuyến thăm đã thành công như khả năng của nó. Tuy vậy, quá trình hòa giải giữa hai nước là một chặng đường liên tục mà một chuyến thăm không thể hoàn tất được.

Tôi nhớ khi đến quận Cam ở San Jose, California, có những người không thích chuyến thăm này. Không phải khía cạnh nào của chuyến thăm, mà chính thực tế rằng hai nước đang xích lại gần nhau khiến họ khó chấp nhận. Vì vậy, trong những bước tiến xa hơn để hòa giải, chúng ta cần kéo vào cả những người vẫn còn tổn thương vì cuộc chiến.

Ở quận Cam tôi cũng gặp 4 vị dân biểu, những người rất muốn tiếp tục tiến trình hòa giải để cộng đồng người Mỹ gốc Việt quan tâm đến VN có thể góp phần vào quan hệ hai nước.

Xét cho cùng, quan hệ giữa hai nước đâu phải chỉ là giữa hai lãnh đạo, hai chính phủ, mà là giữa nhân dân hai nước. Cộng đồng người Mỹ gốc Việt có thể đóng góp rất lớn, nhưng lòng tin vẫn là điều còn thiếu. Tôi sẽ làm mọi điều có thể, và tôi cũng biết lãnh đạo cả hai bên đều muốn làm nhiều hơn để thúc đẩy hòa giải và tăng cường quan hệ giữa nhân dân hai nước.

- Lao Động: Ông nói Tổng bí thư đã dùng từ "bạn bè" để nói về quan hệ hai nước, điều đó có ý nghĩa như thế nào?

Từ này thể hiện sự tin tưởng, thân mật, không phải là chuyện đổi chác. Tôi tin rằng ngoại giao không chỉ là về chính trị mà là xây dựng mối quan hệ. Có lòng tin thì chia sẻ các lợi ích chung cũng dễ dàng hơn.

{keywords}

Mỹ muốn VN có quan hệ tốt với láng giềng

- VnExpress: Một số chuyên gia cho rằng Mỹ muốn đẩy nhanh tốc độ hợp tác an ninh quốc phòng với VN, ông có thể xác nhận điều này?

Chúng tôi đang rất hài lòng với tốc độ phát triển hiện nay của hợp tác trong lĩnh vực này, không thấy cần thúc đẩy thêm. Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter đã rất thành công, chuyến thăm vừa rồi của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã chứng kiến việc ký biên bản ghi nhớ về gìn giữ hòa bình, và hôm qua, tôi cùng Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh đã khai mạc một hội thảo quốc tế về gìn giữ hoà bình.

Hoạt động gìn giữ hòa bình quan trọng ở chỗ nó đưa quan hệ hai nước vượt qua tầm khu vực để vươn lên tầm toàn cầu. Giữa hai nước, các hoạt động như tẩy độc dioxin, tìm kiếm quân nhân mất tích cả hai bên..., là nền tảng quan trọng cho quan hệ tốt trong lĩnh vực an ninh quốc phòng

- VTV: Có ý kiến cho rằng chuyến thăm Mỹ của Tổng bí thư có thể tạo ra sự không hài lòng từ phía Trung Quốc. Vậy chuyến thăm này ảnh hưởng thế nào đến quan hệ Việt - Mỹ - Trung?

Tôi hiểu rằng VN có chính sách đối ngoại độc lập, muốn có quan hệ tốt đẹp với tất cả các nước, và Mỹ cũng muốn VN có quan hệ tốt với các nước láng giềng.

Tôi nhớ là khi Tổng thống Bill Clinton trở lại thăm VN mới đây, báo chí đã phỏng vấn một cựu chiến binh VN và ông này nói: Có một nghìn người bạn cũng không đủ, nhưng một kẻ thù thôi cũng là quá nhiều. Từ lịch sử của VN, tôi có cảm giác rằng người VN khao khát sống hòa bình, hòa hợp với các nước láng giềng.

Chung Hoàng ghi

Ngoại trưởng Mỹ sắp thăm VN
TNS Mỹ: Nếu còn sống cha tôi sẽ tự hào
Việt-Mỹ nâng quan hệ không vì nước thứ ba
Khoảnh khắc đặc biệt trong chuyến thăm lịch sử
20 năm Việt - Mỹ: Chặng đường ngắn, bước tiến dài
Tổng bí thư trong văn phòng ký ức của ông McCain
'Có lòng tin là đi được nửa đường'
Phó tổng thống Mỹ lẩy Kiều tặng Tổng bí thư
Buổi sáng đặc biệt của Tổng bí thư tại Nhà Trắng
Việt Nam-Hoa Kỳ ký Bản ghi nhớ về gìn giữ hòa bình LHQ
Việt-Mỹ ra Tuyên bố chung tầm nhìn quan hệ
Tổng bí thư cảm ơn những người bạn Mỹ
Việt-Mỹ cam kết thúc đẩy tối đa lợi ích chung
Tổng bí thư và Tổng thống Obama bàn về Biển Đông