- Hoạt động thu mua phế liệu từ lâu đã luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ. Ngay giữa khu dân cư đông đúc vẫn tồn tại không ít những 'quả bom nổ chậm' - là ổ chuyên thu gom phế liệu chứa đầy vật liệu dễ gây cháy nổ. Nếu xảy ra sự cố, những nơi này cũng không có đường thoát.

Chiều 19/3, vụ nổ kinh hoàng xảy ra tại khu đô thị Văn Phú (Hà Đông, Hà Nội) khiến 4 người thiệt mạng, nhiều người bị thương nặng. Nguyên nhân được xác định là do một người làm nghề thu mua phế liệu dùng đèn khò cắt vật liệu nổ để lấy sắt.

Những năm vừa qua cũng đã có rất nhiều vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra mà nguyên nhân chủ yếu từ việc người dân thiếu hiểu biết trong quá trình thu mua phế liệu đã dùng vật liệu để cưa bom/vật liệu dễ gây nổ để lấy sắt vụn.

{keywords}
Vụ cưa phế liệu gây nổ ở Văn Phú chiều 19/3 dẫn tới hậu quả nghiêm trọng.

Trước những thiệt hại mà vụ nổ tại Văn Quán và những vụ nổ trước đó gây ra, đã đến lúc cần phải rà soát, quản lý hoạt động kinh doanh thu mua phế liệu trên cả nước.

Tại Hà Nội có nhiều khu buôn bán phế liệu nổi tiếng như xóm đồng nát trên đường Đê La Thành, Hoàng Cầu, Khương Trung, Khương Đình, Phạm Văn Đồng… Hàng ngày, một lượng lớn phế liệu từ những người thu mua nhỏ, lẻ từ các nơi được tập kết về đây.

Hầu hết các cơ sở thu mua phế liệu này đều nằm trong khu dân cư đông đúc, chật chội, cơ sở nào cũng chất la liệt những vật dễ gây cháy nổ như: giấy vụn, bìa các tông, thiết bị điện tử... Bên trong các bãi phế liệu, hệ thống dây điện cũ kĩ, chủ vựa còn giăng mắc dây điện, lắp đặt ổ điện ngay dưới chân tường - nơi chất các loại đồ nhựa, phế phẩm dễ cháy.

Những người thu mua phế liệu cho biết họ thường mua được những bình gas hay bình xịt cỡ nhỏ, cũng đã có một số vụ nổ xảy ra nhưng ở mức độ nhẹ nên họ coi là...chuyện vặt vì cho rằng nổ chỉ xảy ra ở những vật liệu lớn!

Dù đã có phản ánh, cảnh báo từ lâu, tuy nhiên vi phạm về an toàn PCCC ở các vựa phế liệu vẫn cứ tồn tại và ngày càng phổ biến.

{keywords}

Những vật liệu từ điện hay từ gas luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ nếu có sự tác động vật lý nào đó.

{keywords}

{keywords}

Khu đồng nát trên đường Đê La Thành với gần 50 con người sinh sống bằng nghề thu mua phế liệu.

{keywords}

Do chủ yếu là người lao động nghèo nên diện tích nhà ở hạn hẹp, đồ dùng sinh hoạt để chung với đồ dùng thu mua.

{keywords}

Con đường duy nhất dẫn vào khu nhà gần 50 hộ chỉ dành lối đi cho một người, nếu không may có hỏa hoạn thì sẽ rất khó thoát nạn.

{keywords}

Căn nhà 2 tầng của người thu mua phế liệu.


Những vụ nổ kinh hoàng vì cưa bom phế liệu

Ngày 28/5/2015 tại xã Mỹ Lợi B (huyện Cái Bè, Tiền Giang), ông Lê Văn Minh (52 tuổi, quê huyện Bến Cát, huyện Bình Dương) - chuyên nghề rà sắt thép để bán phế liệu - mang quả bom tìm được trong quá trình đi thu mua phê liệu ra cưa thì bom phát nổ.

Vụ nổ khiến ông Minh tử vong tại chỗ và chị Nguyễn Thị Châu Phú (27 tuổi, ngụ xã Mỹ Lợi B) đang đứng nấu cơm cách hiện trường khoảng 3m bị thương nặng.

Ngày 29/7/2015, trong khi ông Ngô Phụng (46 tuổi, ở thôn Phú Sơn Tây, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) cưa một quả bom để lấy thuốc nổ thì quả bom bị kích nổ khiến ông Phụng bị thương rất nặng.

Ngay sau đó Phòng kỹ thuật - Bộ chỉ huy quân sự TP Đà Nẵng đã phối hợp với Ban chỉ huy quân sự huyện Hòa Vang tiến hành thu giữ và đưa đi tiêu hủy hơn 700 kg vật liệu nổ gồm bom, 26 đầu đạn lớn 106,7 mm, 18 đầu đạn cối 81 mm và 30 ống thuốc phóng tên lửa (rocket) cùng hàng trăm các loại đạn lớn nhỏ khác tại cơ sở thu gom phế liệu tại nhà ông Phụng.

Trần Thường