- Đam mê đàn hát, người đàn ông bán bánh bao Trần Đức Cường (66 tuổi quê Giao Thủy, Nam Định) nổi tiếng trong khu phố cạnh bến xe tấp nập bậc nhất Hà Nội.


XEM CLIP:

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Nam Định với nhiều loại hình văn hóa dân gian nên từ nhỏ những làn điệu dân ca mộc mạc mang hương đất, tình người của xứ sở đã thấm đẫm, nuôi dưỡng tâm hồn ông.

Lớn lên, đi bất cứ nơi đâu ông cũng đem cây đàn ghi ta cùng lời ca câu hát đến với mọi người xung quanh. 

{keywords}

Ngày nào không có âm nhạc là ngày đó tôi rất buồn, ông Cường chia sẻ 

Cây đàn ghi ta đã theo ông trên 30 năm, được ông xem như báu vật. Khi buồn hay lúc vui ông đều gửi gắm vào âm nhạc để hóa giải mọi nỗi niềm. 

Mái tóc bạc trắng gần hết, dáng vẻ khắc khổ song khi cầm đến cây đàn, ngón tay ông lại tấu lên những bản nhạc du dương, từ độc tấu, đến những khúc nhạc vui như "Ta đi trong muôn ánh sao vàng, rừng cờ tung bay! Rộn ràng bao mê say những bước chân dồn về đây…”.

{keywords}

Các con đều đã lập gia đình nhưng 2 vợ chồng ông vẫn bám trụ thành phố kiếm sống. Ông bán bánh bao ở Hà Nội đã gần 30 năm nay. 

"Một ngày tôi lấy khoảng hai ba chục chiếc, bán hết cũng kiếm được đôi trăm. Lúc nào đi bán mệt mỏi thì kiếm một chỗ yên tĩnh chơi đàn, nghêu ngao. Tinh thần phấn chấn lại đi bán tiếp", ông chia sẻ.

{keywords}

Ghi ta, nhị, sáo... ông đều chơi được, cái bát, đôi đũa với ông cũng thành nhạc cụ. Các thể loại dân ca quan họ, vọng cổ, cải lương ông cũng chơi thành thạo, nhưng ông thích nhất là hát các thể loại nhạc quê hương cách mạng vì nó gắn với kỷ niệm thời đi bộ đội.

"Tôi nhớ một lần đi qua phố Nguyễn Văn Trỗi, có gia đình đang tổ chức sinh nhật cho cháu nhỏ gọi vào mua bánh. Thấy nhà có đàn, tôi xin phép chơi 1 bài tặng cháu. Hôm đó sinh nhật cháu rất vui, tôi cũng thấy vui", ông kể.

{keywords}

Trong căn nhà trọ nằm lọt thỏm gần bến xe Giáp Bát (đường Giải Phóng, quận Hoàng Mai) ông vẫn hàng ngày lạc quan vừa đàn hát vừa bán bánh bao mưu sinh giữa lòng Hà Nội.

Những sinh viên yêu âm nhạc trong khu trọ lúc rảnh rỗi lại quây quần đàn hát cùng ông, mua hàng giúp ông những lúc ế ẩm.

Nhìn ông say sưa trên từng ngón đàn mới thấy, thời gian có thể lấy đi tuổi trẻ nhưng không thể mang đi niềm đam mê với cây đàn cùng những làn điệu dân ca. 

Gặp cha đẻ tiên dược một thời

Gặp cha đẻ tiên dược một thời

Tiêu chảy, kiết lỵ nhiều người vẫn nghĩ là bệnh thường gặp, dễ chữa, nhưng nửa thế kỷ trước, căn bệnh này là đại dịch.

‘Đài truyền thanh di động’ của người cựu chiến binh

‘Đài truyền thanh di động’ của người cựu chiến binh

“Đến đâu mọi người nhìn với ánh mắt lạ. Trẻ con còn chạy theo sau trêu ghẹo vì nghĩ tôi bị dở người, tưởng bị điên do vết thương chiến tranh...".

Trần Thường