- Theo Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, các dấu hiệu phản ứng này đều nằm trong khuyến cảo của Tổ chức Y tế thế giới sau khi tiêm vắc xin Quinvaxem.

Như VietNamNet đã đưa tin, sau 2 ngày (25 và 26/10) thực hiện tiêm chủng mở rộng loại vắcxin Quinvaxem (từng bị tạm ngưng hồi tháng 5 vừa qua), Sở Y tế Tiền Giang cho biết trên địa bàn tỉnh đã có 27 cháu bé ở các địa phương nhập viện do bị sốt, tiêu chảy sau khi tiêm vắcxin này.

Cho đến thời điểm này, lãnh đạo Sở Y tế Tiền Giang cho biết chưa có trường hợp đáng tiếc nào xảy ra.

{keywords}

Theo ông Phu, các dấu hiệu phản ứng này đều nằm trong khuyến cảo của Tổ chức Y tế thế giới sau khi tiêm vắc xin Quinvaxem.

 

Trả lời về vấn đề này, ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, báo cáo của ngành y tế tỉnh Tiền Giang và kết quả kiểm tra, giám sát của Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh cho thấy các cháu có phản ứng sau tiêm như sốt, sưng, nóng, đỏ, đau tại vị trí tiêm.

“Các dấu hiệu này đã gây ra tâm lý lo lắng đối với các bà mẹ khi đưa con đi tiêm loại vắc xin này. Tuy nhiên, đây là những phản ứng thông thường sau tiêm và tất cả các trường hợp này đều ổn định và đã ra viện", ông Phu nói.

Theo ông Phu, các dấu hiệu phản ứng này đều nằm trong khuyến cảo của Tổ chức Y tế thế giới sau khi tiêm vắc xin Quinvaxem.

Dự kiến vắc xin Quinvaxem được tiêm đồng loạt trở lại trên cả nước vào đầu tháng 11 tới đây sau 6 tháng tạm ngưng để tái kiểm định chất lượng sau khi có nhiều trẻ gặp phản ứng sau tiêm loại vắc xin này.

Liên quan đến vụ 3 trẻ tử vong sau khi tiêm vắc xin ở Quảng Trị, trả lời phỏng vấn một số báo chí, lãnh đạo PC45 (Bộ Công an) và GĐ Công an Quảng Trị cho biết hiện nay sự việc vẫn đang tiếp tục được điều tra và chưa có kết luận cuối cùng về nguyên nhân gây tử vong cho 3 trẻ sơ sinh.

Nếu đã có kết luận cụ thể là do tiêm nhầm thuốc gây co bóp tử cung thì cơ quan chức năng đã có thể tiến hành khởi tố bị can.

Cẩm Quyên