- Tâm lý của người đi khiếu nại rất mong được gặp chủ tịch huyện hoặc cao hơn là chủ tịch tỉnh để đối thoại, gặp một lần dù thua cũng được.

Xử nghiêm người lợi dụng khiếu kiện để gây rối
Tướng Lê Chiêm: Giải quyết khiếu kiện đất đai không đổ cái này, cái kia

Thảo luận báo cáo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2018 tại hội trường sáng nay, ĐB Tô Văn Tám (Kon Tum) nhìn nhận đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tỷ lệ giải quyết các vụ việc đạt khá cao, trên 80%. 

{keywords}
ĐB Tô Văn Tám (Kon Tum)

Có hiện tượng cán bộ thách thức người dân khiếu kiện

Tuy nhiên, ông cũng lưu ý, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo vẫn còn những hạn chế, bất cập, số lượng đơn thư vẫn gia tăng. Có nơi việc này diễn biến rất phức tạp, làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự.

“Một số nơi chính quyền chưa quan tâm đúng mức, đặc biệt là cấp huyện, xã. Khi phát sinh khiếu nại, tố cáo chưa làm hết trách nhiệm, chưa quan tâm xem xét, giải quyết từ gốc (tức là từ cơ sở). Thậm chí có hiện tượng cán bộ thách thức người dân nên có nhiều việc khiếu nại, tố cáo vượt cấp”, ông lưu ý Chính phủ cần đánh giá sâu thêm về tình trạng này.

ĐB Tô Văn Tám đề nghị hết sức coi trọng việc đối thoại trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, đặc biệt là liên quan đến đất đai.

“Người dân thường thiếu thông tin hay cập nhật không kịp thời và trong điều kiện phức tạp của mạng xã hội hiện nay, thông tin nhiều lúc sai lệch hoặc chưa nhận thức đầy đủ các quy định. Qua đối thoại sẽ mang lại cho họ thông tin đầy đủ và chính xác hơn”, ông phân tích.

ĐB tỉnh Kon Tum cũng cho rằng, qua đối thoại sẽ hiểu rõ hơn thái độ thiện chí của các bên, góp phần quan trọng trong việc tìm ra giải pháp có tính đồng thuận cao để giải quyết một cách thuyết phục và khả thi nhất.

“Đối thoại phải được coi như một nguyên tắc trong quá trình giải quyết, thực hiện một cách nghiêm túc và cầu thị, chứ không phải làm theo kiểu chiếu lệ, cho xong chuyện”, ông nhấn mạnh.

{keywords}
ĐB Dương Minh Tuấn (Bà Rịa - Vũng Tàu)

ĐB Dương Minh Tuấn (Bà Rịa - Vũng Tàu) cũng cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến khiếu kiện kéo dài, phức tạp là do công tác đối thoại chưa tốt.

“Tâm lý của người đi khiếu nại rất mong muốn được gặp chủ tịch huyện hoặc cao hơn là chủ tịch tỉnh để đối thoại, gặp một lần dù thua cũng được. Nhưng rất tiếc nhiều địa phương hầu như lần đối thoại nào cũng ủy quyền cho cấp phó, thậm chí cho thanh tra và tài nguyên môi trường”, ông nhấn mạnh, chính vì vậy người dân đôi lúc không hài lòng khi bị bác đơn.

Cán bộ bớt vô cảm đi

ĐB Tôn Ngọc Hạnh, Bình Phước cũng đề nghị tăng cường tiếp công dân, gặp gỡ, đối thoại, trao đổi, kết luận rõ ràng, đúng sai, thỏa đáng.

“Nếu chúng ta cứ lùi, vô tình công dân cho rằng, cho dù ở góc độ cơ quan nhà nước đã đúng, nhưng không giải thích rõ ràng, khách quan thì sẽ hiểu rằng chúng ta sai”, nữ ĐB tỉnh Bình Phước lưu ý, và như vậy thì rất khó cho quá trình giải quyết sau này.

Ngoài ra, ĐB Hạnh cũng đề nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt tập trung vào việc sửa đổi Luật Đất đai, lĩnh vực đầu tư, xây dựng nhà ở; cần thực hiện nghiêm các chế tài, xử lý đối với người lợi dụng khiếu nại, tố cáo, xúi giục tập trung đông người, gây áp lực với chính quyền địa phương, đòi yêu sách.

“Thời gian qua có tình trạng khiếu nại đi khiếu nại lại, tố cáo thuê. Có người được trả một khoản kinh phí để đi khiếu nại cho một nhóm người khác. Tức là, lợi dụng vấn đề thiếu hiểu biết, thiếu thông tin của người dân nên bảo đóng một khoản kinh phí sẽ đi khiếu nại giúp. Nhưng thực tế, không giải quyết được mà người dân bị lừa, tiền mất, tật mang”, ĐB Hạnh nêu thực tế.

{keywords}
Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Văn Pha (ĐB tỉnh Nam Định)

Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Văn Pha (ĐB tỉnh Nam Định) cho rằng những tồn tại, hạn chế của việc này không chỉ thuộc về các cơ quan TƯ mà có trách nhiệm rất lớn của chính quyền một số địa phương.

Ông dẫn chứng năm 2015, khi còn làm ở MTTQ, ông dẫn đầu đoàn liên ngành đến một tỉnh của phía Nam xem xét 1 vụ việc tồn tại rất dai dẳng 14 năm về thi hành án dân sự.

“Tôi có nêu vấn đề và yêu cầu sớm giải quyết, Phó Chủ tịch tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo thi hành án dân sự có nói với tôi, kỳ này đang tổ chức Đại hội đảng bộ các cấp, tiến đến Đại hội Đảng toàn quốc, cho nên xin phép để xong sẽ làm.

Thế rồi, các đại hội đều đã qua, phó chủ tịch cũng đã lên vị trí rất cao ở tỉnh, nhưng bản án vẫn không thi hành”, ĐB Pha kể.

Ông cũng cho biết đến cuối năm 2016, khi ông chuyển công tác, sự việc vẫn như vậy.

“Thực sự nếu chúng ta có ý thức phục vụ nhân dân, bớt vô cảm đi, hãy coi những khó khăn của người dân như của người nhà mình thì chắc vụ việc không thể tồn tại lâu như thế”, ông nhấn mạnh.

Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp đề nghị trong văn bản của Thanh tra Chính phủ, Ban Dân nguyện cần có kiến nghị đậm nét về trách nhiệm của chính quyền địa phương. 

Bộ trưởng, chủ tịch tỉnh vào Quốc hội hết, lấy ai chất vấn?

Bộ trưởng, chủ tịch tỉnh vào Quốc hội hết, lấy ai chất vấn?

GS.TS Nguyễn Hữu Khiển, nguyên Phó giám đốc Học viện Hành chính quốc gia đề nghị nghiên cứu hạn chế việc bộ trưởng, chủ tịch tỉnh làm ĐBQH.

Hàng trăm vụ ‘dân kiện quan’ tắc vì Chủ tịch UBND không chịu đến tòa

Hàng trăm vụ ‘dân kiện quan’ tắc vì Chủ tịch UBND không chịu đến tòa

Hàng trăm vụ án có liên quan đến các quyết định hành chính của Chủ tịch UBND, UBND toà án không thụ lý được chỉ vì Chủ tịch UBND vắng mặt.

Dân kiện quan không vì tiền mà vì công lý

Dân kiện quan không vì tiền mà vì công lý

Thẩm phán vì xử dân thắng kiện quan mà sau đó gặp khó khăn trong quá trình đề bạt, Phó đoàn ĐBQH Hà Nội Chu Sơn Hà nêu ví dụ khi góp ý cho dự thảo luật Tố tụng hành chính sửa đổi tại QH hôm nay.

Thu Hằng