- Trước tình trạng nhiều bộ ngành trình các dự án luật bằng “bản nháp”, không có ruột, Tổng thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc lưu ý: Không thể cứ để tình trạng QH phải "bắc nước chờ gạo", trừ trường hợp đặc biệt lắm.

Chiều nay, UB Thường vụ cho ý kiến về sửa đổi, bổ sung chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 và chương trình năm 2019.

Trình luật bằng “bản nháp”

Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm UB Pháp luật Nguyễn Khắc Định đánh giá, việc lập và triển khai chương trình xây dựng luật, pháp lệnh vẫn còn hạn chế, chưa được chuẩn bị kỹ, tình trạng xin lùi, rút, bổ sung dự án vào chương trình còn diễn ra thường xuyên.

{keywords}
Chủ nhiệm UB Pháp luật Nguyễn Khắc Định

Ông dẫn chứng, năm 2017, bổ sung 6 dự án, lùi thời gian trình 5 dự án, rút khỏi chương trình 3 dự án, 2 dự án được thông qua theo quy trình 3 kỳ họp. Năm nay, Chính phủ đề nghị điều chỉnh thời gian trình 3 dự án, bổ sung 10 dự án...

"Nhiều ĐBQH băn khoăn về xu hướng một luật sửa nhiều luật, lồng ghép các ưu đãi làm cho hệ thống pháp luật thiếu tính ổn định. Ban hành luật Quy hoạch dẫn đến phải sửa hơn 25 luật; xây dựng luật Quốc phòng sửa đổi yêu cầu sửa đổi, bổ sung ban hành mới 9 luật, pháp lệnh...", Chủ nhiệm UB Pháp luật cho hay.

Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga đặt câu hỏi: “Tại sao hạn chế, tồn tại trong lập chương trình xây dựng luật, pháp lệnh kéo dài hàng chục năm và ngày càng có dấu hiệu nặng hơn?”.

Theo bà Nga, lý do là có vấn đề chúng ta không nghiêm, ngay cả báo cáo của Chính phủ, báo cáo thẩm tra của UB Pháp luật cũng chẳng chỉ ra 1 bộ nào, cơ quan liên quan nào mà kỷ luật làm luật không tốt, dẫn đến tình trạng mấy năm nay các UB của QH vùi đầu vào làm luật không còn thời gian đi giám sát.

Bà dẫn chứng hồ sơ dự án luật từ khi phác thảo rất sơ bộ, những tài liệu quan trọng làm trên “bản nháp” như báo cáo tổng kết thi hành hầu như 70% không ký, không đóng dấu. Trong khi quan điểm để xây dựng luật là trên cơ sở tổng kết thực tiễn để chọn lọc những cái tốt, khắc phục hạn chế.

“Vậy các số liệu này, ông vụ trưởng không ký, thứ trưởng, bộ trưởng không ký vào thì lấy cơ sở thực tiễn nào để ban hành chính sách mới?”, bà Nga hỏi.

{keywords}
Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga

Ngoài ra, Chủ nhiệm UB Tư pháp cũng chỉ rõ tình trạng báo cáo đánh giá tác động là tài liệu cực kỳ quan trọng quyết định nội dung của luật, không phải thuộc kỹ thuật nhưng hầu như 100% không ai ký, đóng dấu.

“Vậy đánh giá tác động chính sách này của ai, của 1 chuyên viên hay vụ trưởng, phó vụ trưởng?”, bà Nga tiếp tục hỏi.

Chủ nhiệm UB Tư pháp dẫn 3 dự luật: Quản lý phát triển đô thị, Chăn nuôi, Trồng trọt chỉ là “bản nháp” vì không ai dám ký vào cả nhưng Bộ Tư pháp thẩm định cũng cho qua bình thường.

“Tại sao các bộ không dám ký những văn bản này mà Bộ Tư pháp, Chính phủ vẫn cho qua? Đề nghị VPCP xem lại tình trạng này”, bà Nga nói và cho rằng chính điều này dẫn đến chất lượng của chính sách đưa ra có vấn đề.

Chủ nhiệm UB Tư pháp đề nghị Thường vụ QH xem xét nghiêm túc vấn đề này và cho kiểm tra lại tất cả hồ sơ trình dự án luật, những dự luật nếu tài liệu không ký, đóng dấu thì thôi, khoan hãy trình.

Bà Lê Thị Nga cũng đề nghị khắc phục tình trạng “nước đến chân mới nhảy”, gửi hồ sơ các dự luật chậm ảnh hưởng đến chất lượng luật. 

“Chưa bao giờ hệ thống pháp luật mất ổn định như giai đoạn này, người dân, nhà đầu tư không yên tâm khi chính sách thay đổi liên tục”, bà Nga nhấn mạnh.

Khắc phục tình trạng ruột không

Tổng thư ký Nguyễn Hạnh Phúc cũng dẫn chứng, có những dự án luật đã bố trí vào chương trình rồi, báo cáo cử tri rồi nhưng lại xin rút ra thì rất khó coi. 

Ông dẫn chứng ngay phiên họp UB Thường vụ QH lần này cũng có nhiều dự luật đến phút chót mới xin rút ra vì chưa chuẩn bị kịp.

{keywords}
Tổng thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc

"Làm sao khắc phục tình trạng tờ trình thì có, số công văn thì có nhưng ruột thì không. Tại sao số liệu báo cáo của VPCP và VPQH cứ vênh nhau như vậy, đó là do chúng tôi báo cáo số liệu thực. Chúng tôi không thể thống kê vào khi hành chính báo lên là chưa nhận được tài liệu", ông Phúc nói.

Tổng thư ký QH kiến nghị thay đổi nguyên tắc trình dự án luật hiện nay. “Không thể cứ để tình trạng QH phải bắc nước chờ gạo, khi nào có gạo mới bắc nước, chỉ trừ trường hợp đặc biệt lắm” ông nhấn mạnh.

Giải trình, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long chia sẻ Chính phủ gặp một số thách thức trong quá trình xây dựng các luật trong năm 2018-2019. Đó là việc cùng lúc phải thể chế hoá các nghị quyết TƯ 4, TƯ 5, TƯ 6. Đồng thời phải xử lý vấn đề thực tiễn đặt ra là giải quyết môi trường đầu tư kinh doanh. Ngoài ra còn phải sửa hàng loạt luật theo yêu cầu của luật Quy hoạch để kịp với thời hạn có hiệu lực…

“Đây là những nguyên nhân các ĐB thứ lỗi 1 chút cho câu chuyện xin lùi, xin rút của Chính phủ. Đó là lý do khách quan”, Bộ trưởng phân trần.

Bên cạnh đó, ông Long cũng cho biết nguyên nhân chủ quan nhiều năm nay chưa khắc phục được là sự đầu tư nguồn lực, sự quan tâm của một số bộ ngành trực tiếp soạn thảo luật còn hạn chế, chưa đạt yêu cầu.

Xây đặc khu: Không cẩn thận cò đất làm mất cán bộ

Xây đặc khu: Không cẩn thận cò đất làm mất cán bộ

Phó Chủ tịch QH Tòng Thị Phóng cảnh báo tình trạng cán bộ làm thêm “nghề” cò đất tại các đặc khu tương lai, không cẩn thận sẽ mất cán bộ.

Cán bộ không nghèo nhưng kê khai thì rất nghèo

Cán bộ không nghèo nhưng kê khai thì rất nghèo

Tổng Thư ký QH cho rằng không nên vì tiết kiệm biên chế mà không thành lập cơ quan chuyên kiểm tra tài sản, thu nhập.

 

TƯ sẽ lập Ban tư vấn kiểm soát quyền lực 3 đặc khu

TƯ sẽ lập Ban tư vấn kiểm soát quyền lực 3 đặc khu

Dự thảo luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt bổ sung quy định thiết lập cơ chế kiểm soát đặc thù của TƯ thông qua Ban tư vấn.

Làm sao để yên tâm 12 dự án yếu kém không tái diễn?

Làm sao để yên tâm 12 dự án yếu kém không tái diễn?

ĐB Nguyễn Bá Sơn, Đà Nẵng hỏi Bộ trưởng KHCN Chu Ngọc Anh: Liệu từ nay về sau, chúng ta có thể yên tâm rằng không tái diễn 12 dự án yếu kém?

Thu Hằng