- Máy bay MiG-21, tên lửa cùng nhiều hiện vật quý... được trưng bày tại triển lãm "đánh thắng B52" từ nay đến hết tháng 1/2018. 

Hơn 300 tài liệu, hiện vật được trưng bày tại triển lãm “Đánh thắng B52” tại Bảo tàng Phòng không - Không quân (PK-KQ) nhân kỷ niệm 45 năm chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, 73 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam.  

Nhiều tư liệu và hiện vật mới lần đầu được trưng bày như ra-đa đã phát hiện và thông báo B52 bay vào Hà Nội sớm 35 phút, hay những hình ảnh về trận đánh tiêu biểu, những gương chiến đấu dũng cảm của bộ đội PK-KQ. 

Triển lãm nhằm tôn vinh và tri ân những đóng góp to lớn của quân dân cả nước, đặc biệt là bộ đội PK-KQ và quân dân Hà Nội trong suốt 12 ngày đêm chiến đấu ngoan cường đáp trả cuộc tập kích ném bom Hà Nội.

{keywords}
300 tài liệu, hiện vật được trưng bày tại triển lãm “Đánh thắng B52” tại Bảo tàng Phòng không - Không quân
{keywords}
{keywords}
Một phần của máy bay MiG-21 đã bắn rơi B52 đêm 27/11/1972
{keywords}
Khoang máy bay MIG-21
{keywords}
{keywords}
Tên lửa không đối không hồng ngoại (tên lửa K13) được trang bị trên máy bay tiêm kích MiG-21

{keywords}
Tên lửa không đối không
{keywords}
Mô hình đạn tên lửa phòng không Petrora
{keywords}
Hiện vật giặc lái bị bộ đội tên lửa bắn rơi trong 12 ngày đêm lịch sử
{keywords}
Bộ quần áo của phi công Phạm Tuân đã mặc khi đối mặt với pháo đài bay B52
{keywords}
Đèn đường băng, địch bắn phá ác liệt các sân bay, các chiến sĩ thông tin vẫn đảm bảo cho những ngọn đèn sáng trên đường băng
{keywords}
Ngày 19/12/1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Ở Việt Nam, Mỹ sẽ nhất định thua nhưng nó chỉ thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội'
{keywords}
Sau 12 ngày đêm chiến đấu (18 - 29/12/1972), quân và dân Thủ đô cùng các địa phương miền Bắc đã đập tan cuộc tập kích đường không của Mỹ; bắn rơi 81 máy bay, trong đó có 34 B52. Riêng Hà Nội bắn rơi 25 B52
{keywords}
Nhiều bức ảnh tư liệu quý lần đầu được trưng bày về những trận đánh tiêu biểu, gương anh hùng của bộ đội PK-KQ
{keywords}
Bộ sưu tập mảnh xác máy bay B52, mũ bay, giầy bay của phi công Mỹ bị bộ đội PK-KQ bắn rơi trong 12 ngày đêm lịch sử
{keywords}
Phía bên ngoài bảo tàng vẫn trưng bày những hiện vật liên quan đến trận đánh B52
{keywords}
Bãi xác máy bay. Các mảnh xác máy bay của Mỹ (bao gồm cả máy bay ném bom chiến lược B52) do bội đội PK-KQ Việt Nam bắn rơi

{keywords}
Bệ phóng tên lửa do Liên Xô (cũ) sản xuất thuộc tiểu đoàn 59, Trung đoàn 261 đã bắn tan xác chiếc B52 đầu tiên vào đêm 18/12/1972 trên bầu trời Hà Nội
{keywords}
Máy bay tiêm kích MIG-21 F96 mang số hiệu 5121 do anh hùng Phạm Tuân lái đã bắn hạ siêu pháo đài bay B52 trên vùng trời Hòa Bình ngày 27/12/1972

{keywords}
Ra-đa TT35 gắn liền với chiến công của đại đội 45 Trung đoàn 291, đơn vị phát hiện mục tiêu từ xa tạo điều kiện cho cao xạ, tên lửa, máy bay của ta đánh địch. Ngày 18/12/1972 đài ra-đa này đã phát hiện tốp B52 đầu tiên vào Hà Nội, thông báo kịp thời cho Trung tâm góp phần làm nên chiến thắng trận Điện Biên Phủ trên không
Tái hiện trận Điện Biên Phủ trên không

Tái hiện trận Điện Biên Phủ trên không

Từ nay đến ngày 9/11, công chúng đến Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội được sống lại những thời khắc lịch sử của năm 1972, năm Thủ đô chứng kiến cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.

Nơi B52 không thể oanh tạc

Nơi B52 không thể oanh tạc

Những chiếc máy bay, bệ phóng tên lửa không còn nguyên vẹn, được trưng bày, cất giữ... 40 năm đủ dài để lịch sử được nhìn bao dung hơn, dù đó là những vết cắt đã in hình.

Hà Nội 39 năm sau ngày B52 tàn phá

Hà Nội 39 năm sau ngày B52 tàn phá

Tiếng bom rơi chấm dứt đã gần bốn thập niên, Hà Nội của hôm nay đầy ắp tiếng cười, trở thành thành phố Vì hòa bình trong lòng cộng đồng quốc tế.

Làm báo thời B52

Làm báo thời B52

Nhà nhiếp ảnh Chu Chí Thành không thể quên bức ảnh chụp trận đánh ngay ở trận địa gần hồ Trúc Bạch. Vài ngày sau, trận địa ấy bị phá hủy hoàn toàn. Cả một nhóm kỹ sư trẻ tốt nghiệp ĐH Bách Khoa đã hy sinh.

Trần Thường