Thứ trưởng Bộ NN&PTNT khẳng định vụ sạt lở ở An Giang là rất nặng nề. Nguyên nhân là do hậu quả của biến đổi khí hậu.

Hôm nay, ông Hoàng Văn Thắng, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, kiêm Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo TƯ về phòng, chống thiên tai đã đến hiện trường vụ sạt lở nghiêm trọng ở An Giang.

{keywords}
Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng khảo sát thực địa vụ sạt lở ở An Giang vào trưa 25/4

Sau khi khảo sát tại hiện trường, ông Hoàng Văn Thắng cho biết, vụ sạt lở này đã ảnh lớn đến nhà dân và trường tiểu học khiến nhiều em học sinh phải nghỉ học.

“Theo nhận định của chính quyền An Giang, 1 trường tiểu học trong khu vực có thể phải di dời. Đây là sự cố thiên tai rất nặng nề”, ông Thắng cho biết và khẳng định đây là vụ sạt lở nghiêm trọng, nguyên nhân do tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là việc xây dựng các hồ chứa thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong đã giữ lại lượng cát lớn nên tình hình sạt lở ở khu vực bờ sông và khu vực ven biển ĐBSCL diễn ra nghiêm trọng, đặc biệt là vùng ven biển.

“Theo đánh giá của các nhà khoa học mỗi năm chúng ta có thể mất hơn 500ha đất ở khu vực ven biển, bị sạt lở. Trước tình này, Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo rất nhiều giải pháp để giảm thiểu thiệt hại”, ông Thắng nói

“Lượng cát hiện nay đã khan hiếm nên khai thác cát và nạo quét khơi thông luồng phải được tính toán cận trọng. Theo quan điểm của chúng tôi là ít khai thác cát, chuyển cát ra khỏi lòng sông. Nếu nạo vét thì phải điều hòa giữa nơi thừa và nơi thiếu”, Thứ trưởng Thắng cho hay.

{keywords}

Hiện trường vụ sạt lở vào sáng nay

Theo ông Thắng, các nhà khoa học nhận định việc thay đổi dòng chảy, giữ lại cát trong các lòng hồ chứa tác động rất lớn đến hình thái của sông Tiền và sông Hậu, đặc biệt là sông Vàm Nao – nơi chuyển nước giữa hai con sông lớn nhất trong vùng.

Vị thứ trưởng cũng chỉ ra rằng, việc phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực gần bờ sông có xu hướng ngày càng tăng. “Việc xây dựng những công trình lớn ven bờ sông phải cân nhắc rất kỹ. Tầm nhìn chung sắp tới phải tăng cường công tác điều tra, xác định các vùng nguy hiểm. Từ đó, tăng cường quan trắc và cảnh báo cho người dân, đồng thời quản lí việc xây dựng trên bờ, quản lí khai thác cát”, ông Thắng nói.

Còn theo thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, hiện nay sạt lở ĐBSCL đang diễn ra ngày càng trầm trọng hơn. Phía biển có hơn 300km bờ biển (hơn phân nửa chiều dài bờ biển ĐBSCL) đang sạt lở trầm trọng, mỗi năm mất khoảng 5km2 đất. Còn bờ sông, tình trạng sạt lở diễn ra khắp nơi, chưa thể thống kê hết.

Sạt lở ở An Giang: Dân mất nhà, mắc võng ngủ trong chùa

Sạt lở ở An Giang: Dân mất nhà, mắc võng ngủ trong chùa

Sau sạt lở ở An Giang, nhà cửa tan hoang, thiệt hại tài sản cả tỷ đồng, người dân phải sống trong trường học, chùa chiền...

Sạt lở 'nuốt' chục ngôi nhà ở An Giang là do khai thác cát?

Sạt lở 'nuốt' chục ngôi nhà ở An Giang là do khai thác cát?

Người dân có nhà cửa bị nhấn chìm xuống sông trong vụ sạt lở kinh hoàng ở An Giang khẳng định, nguyên nhân là do khai thác cát bừa bãi…

Sạt lở ở An Giang: Phó Thủ tướng chỉ đạo khắc phục

Sạt lở ở An Giang: Phó Thủ tướng chỉ đạo khắc phục

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng gửi lời thăm hỏi, chia sẻ những khó khăn, mất mát của nhân dân trong vụ sạt lở bờ sông Vàm Nao, An Giang.

Sạt lở ở An Giang: 'Mất hết cả, chỉ kịp ôm bàn thờ người thân'

Sạt lở ở An Giang: 'Mất hết cả, chỉ kịp ôm bàn thờ người thân'

Một ngày sau vụ sạt lở, người dân vẫn chưa hết bàng hoàng vì nhà cửa, tài sản tích cóp bao năm đã bị “hà bá” cuốn trôi.

Hoài Thanh