- Hàng nghìn người dân Hà Nội hôm nay đổ về đình Thị Cấm (Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội) dự hội thổi cơm thi tuyền thống. Lửa khói mờ mịt sân đình trong tiếng reo hò không ngớt của người tham dự.

Lễ hội bắt nguồn từ truyền thuyết Thành hoàng làng Phan Tây Nhạc, tướng quân của vua Hùng Vương thứ 18, từng đóng quân ở làng Thị Cấm. Tướng quân thường tổ chức cuộc thi thổi cơm để chọn người nuôi quân giỏi. 

Sau khi ông mất, dân làng tôn làm Thành hoàng và hàng năm mở hội thi thổi cơm vào ngày mùng 8 tháng Giêng để tưởng nhớ ông. 

{keywords}
Hội thi thổi cơm được chuẩn bị ở sân đình Thị Cấm từ 9h sáng. 4 đội thi (gọi là 4 giáp) sẽ thi nấu cơm để chọn ra nồi cơm dẻo thơm nhất dâng lên Thành hoàng làng.
{keywords}
Đúng 11h, 4 thiếu niên đại diện cho 4 giáp theo hiệu lệnh xuất phát chạy đi lấy nước, ai lấy được nước về để nấu cơm trước là người thắng cuộc
{keywords}
Đồng thời, lúc này trai tráng của 4 đội sẽ kéo lửa bằng tre và rơm sao cho ngọn lửa bùng lên nhanh nhất
{keywords}
Nhiều đồng rơm được đốt lên trong sân đình. Từ khi kéo lửa cho đến nấu thành cơm chỉ diễn ra trong vòng 1 giờ đồng hồ.
{keywords}
Từng nhóm nam giới tập trung giã thóc đã được ban tổ chức chuẩn bị trước
{keywords}
Những người phụ nữ trổ tài nấu cơm tại sân đình
{keywords}
Cơm gần chín sẽ được vùi vào trong các đống rơm đang âm ỉ cháy
{keywords}
Khói lửa mịt mờ sân đình
{keywords}
Tiếng chiêng vang rền, giục giã trong suốt thời gian hội thi thổi cơm đang diễn ra
{keywords}
{keywords}
{keywords}
Khói nghi ngút khiến mắt mũi cay xè không làm kém vui mà còn là điểm độc đáo đáng nhớ của hội làng Thị Cấm
{keywords}
{keywords}
Ban giám khảo là những cụ cao niên của làng dùng gậy chọc tìm các niêu cơm
{keywords}
4 niêu cơm được ban giám khảo mang vào đình làm lễ dâng Thành hoàng làng trước khi chấm điểm. Cơm sau khi chấm điểm sẽ được chia cho mỗi người dân trong làng một chút mang về lấy may

Lê Anh Dũng