- Mảnh tàu cảnh sát biển số hiệu 2016 đang thực thi nhiệm vụ trên vùng biển Hoàng Sa bị tàu hải cảnh Trung Quốc 46105 đâm thẳng vào mạn phải làm thủng thân tàu ngày 1/6 đã được trưng bày tại Bắc Ninh, minh chứng cho hành động ngang ngược của TQ xâm hại chủ quyền biển đảo VN.

{keywords}

{keywords}
Mảnh tàu cảnh sát biển bị tàu TQ đâm thủng ngày 1/6 được trưng bày tại TP Bắc Ninh
Hiện vật trên được đặt ở vị trí trung tâm ngay lối vào của triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”. Triển lãm được Bộ TT&TT tổ chức tại TP Bắc Ninh sáng nay.

Người dân Kinh Bắc lần đầu tiên được tận mắt chứng kiến một hiện vật tố cáo hành vi ngang ngược xâm phạm chủ quyền biển đảo VN.

{keywords}

{keywords}

{keywords}
Một số hiện vật về cuộc chiến giữ chủ quyền năm 1988 của Hải quân Việt Nam trước hành vi xâm chiếm đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đảo của TQ cũng được trưng bày tại triển lãm
Triển lãm cũng trưng bày nhiều hiện vật khác nói về cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền của Hải quân Việt Nam năm 1988 khi TQ gây hấn và xâm chiếm các đảo Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin thuộc quần đảo Trường Sa.

Trọng tâm chính của triển lãm vẫn là những bằng chứng lịch sử, pháp lý qua các giai đoạn lịch sử đã được Bộ TT&TT trưng bày, giới thiệu qua 8 cuộc triển lãm tại 8 tỉnh thành trên đất liền, 3 cuộc tại các đảo lớn thuộc quần đảo Trường Sa.

15 châu bản Triều Nguyễn chữ Hán, hai châu bản chữ Việt được Bộ Thông tin Truyền thông giới thiệu tới người dân Bắc Ninh.

Bên cạnh đó là hệ thống các bản đồ, atlas, công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước… khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về VN xuyên suốt một giai đoạn lịch sử kéo dài và liên tục.

Theo PGS.TS Nguyễn Quang Ngọc, Chủ tịch Hội đồng thẩm định những bằng chứng lịch sử, pháp lý khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa, việc Bộ TTT&TT tổ chức triển lãm trên quê hương Kinh Bắc - mảnh đất của triều đại nhà Lý thịnh trị trong thời kỳ phong kiến có ý nghĩa to lớn.

“Các vị vua triều Lý là những người đầu tiên đặt nền móng cho việc xây dựng chiến lược quản lý, khai thác và bảo vệ chủ quyền biển. Năm 1147, vua Lý Anh Tông cho lập hành dinh ở vùng Yên Hưng (thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay) để khai thác, quản lý và canh giữ vùng biển. Năm 1149, ông tiếp tục cho mở trang Vân Đồn để phát triển ngoại thương, khai thác lợi thế biển.

Cũng vị vua này là người đầu tiên cho tổ chức tuần tra, vẽ bản đồ để phục vụ cho việc tổ chức, quản lý cương vực đối với vùng biển thuộc địa phận VN ngay từ thời kỳ đó” - ông Ngọc nói.

Một số hình ảnh buổi triển lãm sáng 1/8:

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

Kiên Trung