- Trong ngày đầu đi kiểm tra, Phó Cục trưởng Cục Hàng không VN đã dẫn chứng vô vàn lý do dẫn đến việc chậm, hủy chuyến khiến dư luận bức xúc trong thời gian qua.

Từ ngày 13/7 đến 20/7, tổ kiểm tra do ông Võ Huy Cường - Phó cục trưởng Cục Hàng không VN dẫn đầu sẽ giám sát, xử lý việc chuẩn bị trước chuyến bay, tình trạng chậm, hủy chuyến của các hãng hàng không.

Đồng thời, kiểm tra việc cung cấp dịch vụ phi hàng không tại 3 cảng quốc tế là Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất.

{keywords}

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chậm chuyến bay, nhưng vẫn chưa thể tìm ra được nhóm nguyên nhân phổ biến nhất.

Trao đổi với báo giới, ông Võ Huy Cường cho biết, hiện nay tổ kiểm tra đang thu thập, tìm hiểu cụ thể để xác định một cách khách quan, toàn diện nguyên nhân chậm, hủy chuyến.

“Hiện nay tổ kiểm tra cần luồng thông tin báo cáo kịp thời từ các hãng hàng không để tìm ra lý do vì sao chậm hủy chuyến tăng cao trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, việc cung cấp thông tin của các hãng cho cơ quan nhà nước còn chậm”, ông Võ Huy Cường cho biết.

Ông Cường đã đưa ra nhiều ví dụ dẫn đến tình trạng chậm hủy chuyến bay.

Cụ thể, ngay trong chuyến bay VJ8667 của Vietjet Air từ Hà Nội đi TP.HCM chiều ngày 15/7, khi cách sân bay khoảng 320 km, cơ trưởng thông báo 20 phút nữa máy bay sẽ hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất.

Tuy nhiên, chỉ ít phút sau cơ trưởng nhận được thông báo từ kiểm soát viên không lưu do mưa lớn, mật độ hoạt động bay gia tăng nên buộc máy bay phải bay vòng hơn 10 phút để giảm áp lực hoạt động của các chuyến bay.

“Thực tế này không chỉ khiến chuyến bay đang bay bị chậm chuyến mà các chuyến bay dưới mặt đất cũng không thể cất cánh được do thời tiết có mưa lớn”, ông Cường nói.

{keywords}

Tình trạng quá tải tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và sân bay quốc tế Nội Bài thời gian vừa qua cũng khiến hoạt động hàng không chịu áp lực.

Đưa ra một ví dụ khác, ông Võ Huy Cường kể, theo nguyên tắc, hãng không thể bỏ khách đã hoàn tất thủ tục lên tàu bay, nhất là với những ai có hành lý ký gửi. Nếu có hành lý vô chủ trên máy bay, đó có thể là nguyên nhân uy hiếp an toàn bay.

Do vậy, trong trường hợp này hành khách vì lý do nào đó không lên máy bay (hoặc không tìm được khách), hãng phải dỡ món hành lý này ra thì máy bay mới cất cánh, vậy là giờ bay sẽ phải chậm lại.

Trong khi đó, khi được hỏi về việc thiếu chỗ đỗ cho máy bay có phải là nguyên nhân dẫn đến việc chậm và hủy chuyến bay? Ông Đăng Tuấn Tú - Giám đốc Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết, hiện nay Cảng vụ có 47 vị trí đỗ nhưng chỉ có 38 bến đỗ được khai thác, còn lại cho máy bay ban đêm và trường hợp khẩn nguy. Điều nay cũng đang là khó khăn cho sân bay trong việc bố trí vị trí đỗ của máy bay.

Liên quan đến hệ thống đường lăn của tàu bay, ông Tú cũng cho biết tần suất bay trong giờ cao điểm của Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất cho phép là 29 chuyến/giờ cao điểm nhưng thực tế hiện nay đã đẩy lên 32 chuyến/giờ. 

Ngoài ra, chưa kể việc chậm chuyến dây chuyền cũng gây tắc nghẽn.

Bà Trần Thụy Minh - Giám đốc Cảng hàng không Miền Nam cho rằng, vấn đề chậm, hủy chuyến của các hãng hàng không là nhiệm vụ của cảng vụ cho đến các DN hàng không. Do vậy, cảng vụ cũng thường xuyên rà soát để đáp ứng nhu cầu của hành khách, chứ không phải đến khi dư luận bức xúc như hiện nay mới làm.

“Tại sao thời gian vừa qua chậm hủy chuyến tăng đột biến? Là do số lượng hãng hàng không ngày càng tăng. Ngoài các hãng hàng không nội địa và 38 hãng hàng không quốc tế, còn có thêm hãng Vietjet Air với nhu cầu giá rẻ rất cao, luôn cố gắng phục vụ cho người dân.

Hành khách giá rẻ có nhiều người chưa bao giờ đi máy bay, hiểu biết các quy định an ninh, an toàn hàng không còn hạn chế. Những chuyến bay có hệ số sử dụng cao, với điều kiện nhà ga hiện tại hành khách không chấp hành đúng, tranh cãi cũng khiến chuyến bay bị chậm giờ”, bà Minh nói.

{keywords}

Ông Võ Huy Cường.

Tổ trưởng Tổ kiểm tra Võ Huy Cường thừa nhận, việc chậm hủy chuyến bay liên tiếp hiện nay khiến ngành hàng không đang chịu sức ép lớn từ dư luận.

Theo ông Cường, một phần là do trước đây quá chú trọng đến an toàn, an ninh hàng không mà chưa quan tâm thỏa đáng đến việc máy bay bị chậm, hủy chuyến.

“Vấn đề an toàn, an ninh chất lượng dịch vụ được quan tâm, song việc chậm hủy chuyến nói thật lại chưa được quan tâm đúng mức. Thực tế này ngành hàng không phải xin lỗi công luận và người dân là chưa làm đồng đều, căn bản trong giai đoạn hiện nay..”, ông Cường nói..

Vũ Điệp