Nhân dịp Lễ giỗ tổ ngành sân khấu được tổ chức tại Thiên trường Vọng phủ của nghệ sĩ Vượng râu, một lần nữa ca nương Bạch Vân khiến người nghe mê đắm với âm nhạc thính phòng không thể mang ra đường phố biểu diễn - đó là ca trù.

Không gian tại buổi Lễ giỗ tổ ngành sân khấu được tổ chức tại Thiên trường Vọng phủ đâm chất sân khấu xưa. Những nghệ sĩ và người hâm mộ tham dự được đắm mình trong không gian của âm nhạc như ca trù, ca vọng cổ, ngâm thơ,...Và đặc biệt, khách ngồi nghe còn được thưởng thức bát chè sen đúng điệu xưa.


Ca nương Bạch Vân 

Nghệ sĩ Trà My

Ca trù hay còn gọi là hát ả đào là loại hình nghệ thuật truyền thống của miền Bắc, thịnh hành từ khoảng thế kỷ 15, rất phổ biến trong đời sống sinh hoạt văn hóa ở Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 trở về trước. Ngày nay, do sự thay đổi của đời sống xã hội, sự phát triển của các loại hình văn hóa giải trí hiện đại, ca trù đang đứng trước nguy cơ bị mai một và mất mát. Ông Hoành Loan cho biết, thách thức đối với việc bảo tồn ca trù chủ yếu xuất phát từ đặc trưng của chính loại hình này. "Ca trù là hình thức nghệ thuật rất chuyên nghiệp. Việc đào tạo nghệ nhân đòi hỏi phải có thời gian, có quy trình nghiêm ngặt, lâu dài. Ca trù không phải là văn hóa bình dân, mà ca từ của nó rất bác học, đòi hỏi sự tham gia sáng tác của giới trí thức, các nhà văn, nhà thơ. Thêm vào đó, âm nhạc đi kèm ca trù cũng rất phức tạp. Không gian trình diễn ca trù cũng không thể diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc mà cần có đặc trưng riêng. Cũng như âm nhạc thính phòng không thể mang ra đường phố biểu diễn. Chính vì vậy, để bảo tồn ca trù, cần rất hiểu về hình thức nghệ thuật này".


Tình Lê