Trong quá trình khai quật khảo cổ ở cụm di tích lăng vua Đồng Khánh, nhiều dấu tích và thông tin quan trọng đã phát lộ.

Thiên thạch Mặt Trăng đã về tới Chùa Tam Chúc

Trùng tu biệt thự cổ gần 800 tỷ ở Sài Gòn

Nhiều hoạt động kỉ niệm 240 năm ngày sinh của Nguyễn Công Trứ

Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, trong quá trình khai quật, tại khuôn viên lăng Kiên Thái Vương đã xuất lộ hệ thống bờ kè sân sâu dưới đất chừng 60cm, đây là cơ sở chuẩn minh chứng kỹ thuật bó nền bằng kết cấu đặc biệt đá xếp có vôi tôi và gạch vồ bó vĩa chân móng.

Tại địa điểm lăng Vĩnh Thái và lăng Hoàng tử Cảnh đã xuất lộ toàn bộ hệ thống bậc cấp bị vùi lấp theo thời gian, đặc biệt có 5 hệ thống cống thoát nước rất độc đáo được bó bằng gạch vồ và hệ thống bờ kè của hồ phía trước lăng.

{keywords}
Trong quá trình khai quật khảo cổ ở cụm di tích lăng vua Đồng Khánh, nhiều dấu tích và thông tin quan trọng đã phát lộ.


Lăng Đồng Khánh là một di tích trong quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới từ năm 1993. Lăng có quy mô kiến trúc khoảng 20 công trình lớn nhỏ, xây dựng trong nhiều thời gian khác nhau thuộc giai đoạn cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX.

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, lăng Đồng Khánh là một di tích mang nhiều giá trị về lịch sử, kiến trúc, mỹ thuật và cảnh quan. Kết quả khai quật cụm di tích lăng vua Đồng Khánh sẽ giúp nhận diện một cách đầy đủ về quá trình xây dựng và tồn tại của các công trình. Đồng thời là nguồn tài liệu quan trọng trong việc trùng tu, phục hồi di tích, góp phần phục hưng các giá trị di sản phong phú của cố đô Huế, tạo thêm điểm đến hấp dẫn cho du khách.

Lăng Đồng Khánh tọa lạc giữa một vùng quê tĩnh mịch thuộc thôn Thượng Hai, xã Thủy Xuân, thành phố Huế, nằm giữa khu lăng mộ của bà con quyến thuộc, trong đó có Lăng Thiệu Trị (ông nội), Lăng Tự Ðức (Bác ruột và cha nuôi). Ðồng Khánh qua đời trong khi chưa xây dựng được lăng mộ cho mình.

Vua Thành Thái lên ngôi, do điều kiện kinh tế khó khăn, ban đầu ông lấy điện Trung Tự - đổi tên thành Ngưng Hy để thờ vua Ðồng Khánh. Thi hài của nhà vua cũng được an táng đơn giản trên quả đồi có tên là Hộ Thuận, cách điện Ngưng Hy 30m về phía Tây. Toàn bộ khu lăng tẩm được gọi tên là Tư Lăng.

Tháng 8/1916, sau khi lên ngôi 3 tháng, vua Khải Ðịnh đã tu sửa điện thờ và xây cất lăng mộ cho cha mình, đến tháng 7/1917 mới hoàn thành. 

Ra đời trong quá trình dài như thế, lăng Ðồng Khánh mang dấu ấn của hai trường phái kiến trúc của hai thời điểm khác nhau. Ở khu vực tẩm điện, nhìn tổng thể, các công trình vẫn mang dáng xưa, đáng chú ý là điện Ngưng Hy, một công trình vốn được coi là nơi bảo lưu bậc nhất nghệ thuật sơn mài nổi tiếng của Việt Nam. 

Ngược lại với phong cách truyền thống trong kiến trúc tẩm điện, kiến trúc lăng mộ hầu như Âu hóa hoàn toàn, từ đặc trưng kiến trúc, mô típ trang trí đến vật liệu xây dựng. Nhưng trong một chừng mực nhất định, đã phần nào thành công trong việc thể nghiệm cái mới, đưa yếu tố dân dã vào trong cung đình khiến lăng Ðồng Khánh hòa hợp với phong cảnh thôn dã trong vùng.

Tình Lê