Những sáng kiến mới trong việc liên kết vì lợi ích chung giữa di sản và các ngành công nghiệp sáng tạo cũng như cộng đồng doanh nghiệp được đưa ra thảo luận tại tọa đàm “Sáng tạo di sản tương lai - Kinh nghiệm hợp tác giữa các ngành công nghiệp và văn hóa”.

Phát lộ nhiều dấu tích quý giá tại di tích lăng Đồng Khánh

Chiêm ngưỡng ngôi chùa sẽ tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2019

Thiên thạch Mặt Trăng đã về tới Chùa Tam Chúc

Văn phòng UNESCO Hà Nội, ĐH Sydney (Australia) và Quỹ Hỗ trợ bảo tồn Di sản văn hóa Việt Nam (Hội đồng Di sản Quốc gia) vừa tổ chức tọa đàm “Sáng tạo di sản tương lai - Kinh nghiệm hợp tác giữa các ngành công nghiệp và văn hóa”.

Vào tháng 1/2018, UNESCO đã khởi động một mạng lưới truyền thông và chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu di sản và quản lý tổ chức nhằm kết nối và xúc tiến các cuộc thảo luận, nghiên cứu sâu rộng hơn về đóng góp mà ngành văn hóa có thể mang lại cho sự phát triển bền vững và thịnh vượng của đất nước. Ngay sau đó, cuộc tọa đàm bàn tròn đầu tiên đã được tổ chức nhằm thảo luận về cách tiếp cận dựa trên quyền trong quản lý các di sản thế giới. 

{keywords}
TS. Jane Gavan, ĐH Sydney (Australia), trình bày những kết quả của dự án “Sáng tạo sản xuất năm 2018” của UNESCO Việt Nam.

Trên cơ sở đó, tại tọa đàm lần này các chuyên gia, đại diện các đơn vị công nghiệp, các nghệ sĩ và nhà thiết kế đã phân tích ý nghĩa thực sự của khái niệm di sản, vốn được biết đến như một giá trị cốt yếu của Việt Nam, đối với các cộng đồng khác nhau. Trong đó, điển hình là những sáng kiến mới trong việc liên kết vì lợi ích chung giữa di sản và các ngành công nghiệp sáng tạo cũng như cộng đồng doanh nghiệp.

Theo TS. Jane Gavan ĐH Sydney (Australia), những gì ta đang thấy hôm nay sẽ là di sản cho tương lai, chính vì vậy phải tìm cách phát huy tiềm năng của các sáng tạo nói chung nhằm phát triển kinh tế.

“Mục tiêu mà chúng tôi hướng đến là xây dựng các hoạt động hợp tác giữa các ngành công nghiệp và văn hóa, thử nghiệm để chia sẻ thành công các sản phẩm làm được trong quá trình này”, TS. Jane Gavan nói.

TS. Jane Gavan mong muốn cả cộng đồng, từ các nghệ sĩ, các nhà thiết kế, đại diện các ngành công nghiệp, truyền thông cùng vào cuộc chứ không thực hiện một cách đơn lẻ. Bên cạnh đó, chứng minh tiềm năng liên kết cộng đồng sáng tạo để tạo ra các câu chuyện có sức lay động. 

Ông Michael Croft, Trưởng đại diện văn phòng UNESCO tại Việt Nam cho rằng, chủ đề sức mạnh mềm văn hóa là môt trong những vấn đề rất thú vị hiện nay tại Việt Nam.

“Chúng tôi nhận thấy Việt Nam là một đất nước nhiều di sản văn hóa. Nhưng có một thách thức đặt ra là rất nhiều du khách đến đây đã hơi chút thất vọng bởi sản phẩm du lịch văn hóa nói chung không có nhiều tính mới hoặc tính sáng tạo trong đó. Chính vì thế, hơn lúc nào hết Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa phát triển trong một giai đoạn mới.

Do vậy, sức mạnh và nguồn lực văn hóa cần phải được sáng tạo và chuyển hóa thành những quyền lực mềm. Với dự án đưa ra của UNESCO, chúng tôi đặt những ưu tiên và kỳ vọng đạt được tư duy mới, cách tiếp cận mới, phương pháp mới trong nhìn nhận văn hóa dưới góc độ những người tạo ra di sản trong tương lai”, Ông Michael Crof nhấn mạnh.

Tình Lê