- Bài văn lạ của cậu trò nghèo Trường Ams lên mạng VietNamNet từ 11h trưa,nhưng đến khoảng 18h tối đã nhận được khoảng 100 phản hồi, chia sẻ với cậu học tròNguyễn Trung Hiếu. Điều đáng nói là, hầu hết những phản hồi này đều khóc và bàytỏ sự thương cảm với em.

Trò nghèo trường Ams với bài văn lạ gây “sốc”
“Trời ơi là trời ! Anh ăn đi cho tôi nhờ, đừng có nhịn ăn sáng nữa. Đừng có dở hơi đi tiết kiệm mấy đồng bạc lẻ thế, anh tưởng rằng thiếu tiền như thế thì tôi chết à ?”

TIN BÀI KHÁC


Ngày chủ nhật, nhà nhà lo tranh thủ dọn dẹp, đi chợ mua món ăn tươi ngon vềquây quần nấu nướng. Nhà nào có điều kiện hơn thì xúng xính áo quần đi các khuvui chơi, đi ăn uống nhà hàng. Thông tin trên các báo cũng chầm chậm hơn mọingày. Các thông tin lẻ tẻ nơi này nơi kia... được đăng tải nhưng sự quan tâm cũng nhạt nhòa.

Chỉ đến khi bài văn lạ của cậu học trò nghèo Trường THPT Hà Nội - Amsterdam(gọi tắt là trường Ams) được đăng trên báo Dân trí, sau đó VietNamNet đã lấy lạithì thông tin trong ngày chủ nhật như được hâm nóng lên. Kể từ lúc 11h09 phútđến 18h cùng ngày, đã có gần 100 phản hồi gửi đến VietNamNet.

Trường THPT Hà Nội - Amsterdam. (Ảnh: website trường Ams)

Đáng ngạc nhiên là, dường như bạn đọc đã đọc khá kỹ bài văn dài đến 1.700 chữcủa cậu học trò Nguyễn Trung Hiếu, HS lớp 11 chuyên Lý này. Vì những phản hồigửi đến được viết khá dài, chia sẻ rất nhiều điều về cuộc sống cũng như sự độngviên đầy xúc động. Đặc biệt, nhiều bạn đọc chia sẻ rằng, khi đọc bài văn của emHiếu, họ đã rơi nước mắt vì thương cảm, vì đồng cảnh ngộ và cả sự cảm phục nghịlực của em trước cuộc sống gia đình đang quá nhiều khó khăn, vất vả.

Bài văn là một câu chuyện sống chân thực về gia đình em, những suy nghĩ củaem về sự tồn tại của đồng tiền. Về những bức xúc của em trước số phận người mẹốm đau, ghét tiền nhưng lại rất cần tiền. Là sự mâu thuẫn nội tại trong lòng cậubé mới lớn với nhiều băn khoăn, trăn trở với cuộc đời.

Bạn đọc Phạm Kim Thức tâm sự: "Tôi cũng là một người con của vùng quê nghèochiêm chũng. Tôi thấu hiểu nỗi vất vả của Hiếu. Thật lòng tôi rất xúc động. Tôiluôn chúc cho Hiếu sẽ thành tài và tương lai của em sẽ rạng ngời".

Xuân Thủy: "Một câu chuyện thật cảm động, một người con thật hiếu thảo, mộttấm gương để các cháu trẻ noi theo, một câu chuyện để tất cả chúng ta cùng suynghĩ".

Nguyễn Văn Bình: "Tôi năm nay 32 tuổi có 2 con; chỉ mong có những người conbiết suy nghĩ và hiếu thuận như Hiếu".

Nguyễn Xuân Kiệm: Tôi rất xúc động, một là vì hoàn cảnh của em, hai là sựchân thành thánh thiện trong trái tim em, ba là trí tuệ của em. Chúc em và giađình luôn mạnh khỏe, chúc em khỏe về tinh thần, trí tuệ, sức lực để thực hiệnnhững điều mà trí tuệ của em sẽ mách bảo em".

Chưa dừng lại ở sự chia sẻ đơn thuần, nhiều bạn đọc đã bật khóc khi đọc bàiviết này. Bạn Nguyễn Thị Lý viết: "Tôi đã khóc!": Đã bao lần tôi cũng có ý nghĩnhư bạn học sinh viết bài văn này. Đồng tiền đã làm thay đổi tất cả, từ tiệnnghi đến các giá trị xã hội. Tôi đã cắt bài viết này và sẽ đọc cho các con củatôi khi chúng đến tuổi như cậu học trò Hiếu, cám ơn em đã nói ra điều này. ChúcHiếu hãy vững tin vào cuộc sống, chúng tôi luôn bên bạn và ủng hộ bạn!

Huyendieutho: "Bài viết vô cùng cảm động! Tôi đã khóc khi đọc được tấm lòngcủa một người con hiếu thảo, hy vọng bằng nghị lực vươn lên của bản thân , em sẽcó được một tương lai sáng sủa hơn".

Nguyễn Mai Hương: "Tôi đã đọc bài viết này vào chiều chủ nhật và đã khóc rấtnhiều. Tôi thật sự cảm phục con người em với những suy nghĩ rất chín chắn vàtình cảm. Em hãy cố gắng lên và học thật giỏi vì chị tin em sẽ thành công và khiem thành công đó cũng là liều thuốc tốt nhất cho gia đình em. Chị thật sự cảmthông với hoàn cảnh của em vì bố chị cũng vừa phải nằm viện Bạch Mai 1 tháng.Chị muốn nói với em là hãy cố lên vì khi nói với em điều đó là chị cũng muốn nóivới chính mình".

Bạn đọc Bạch Trường Giang cũng chia sẻ cảm xúc: "Mình là con trai và hầu nhưchẳng bao giờ khóc khi đọc một mẩu truyện hay xem 1 bộ phim cảm động, vậy mà khiđọc bài viết này xong mình không tài nào để nước mắt chảy ngược vào trong dù đãcố nén!".

Cũng nhân đọc bài văn này, một số bạn đọc đã ngậm ngùi nhớ đến cuộc sống củamình, có sự đồng cảm về những thiếu thốn, mất mát. Bạn Nguyễn Độc Lập, viết: "Làmột nhà giáo, ngẫu nhiên tôi đọc được bài văn này của một học trò nhỏ. Suy nghĩcủa em có những nét giống suy nghĩ của tôi khoảng 42 năm về trước, lúc đó tôicũng trạc tuổi em. Tôi vừa đọc bài văn của em vừa khóc. Dù sao chăng nữa cuộcđời nhiều khi thách thức nghị lực vươn lên của mỗi con người Hiếu ạ. Hãy sốngbằng tình yêu thương mẹ và của những người thân trong gia đình em sẽ cảm thấymình có nghị lực hơn rất nhiều".

Bạn đọc Bũi Quỹ thì thẳng thắn nhận xét về vấn đề còn tồn tại của giáo dụcViệt Nam, bạn này viết: "Bài văn này không hề lạ. Trong thực tế, rất nhiều họctrò muốn viết những bài văn bằng những cảm xúc thực, hình ảnh thực như thế này.Nhưng có ai cho các em viết? Chỉ một số rất nhỏ dám viết lên những dòng như vậy.Vì sao? Vì cách dạy của hệ thống giáo dục. Bài văn viết không đúng theo đáp ánmẫu thì điểm thấp. Văn học nó không có định hạn, hãy để cho các em phát triển tưduy một cách phóng khoáng chứ đừng nhồi nhét kiểu mô tip quen thuộc, chúng ta sẽcó những áng văn thật sự...

Thanh Vân


Sự ủng hộ xin liên hệ trực tiếp: Nguyễn Trung Hiếu, Học sinh lớp 11 chuyên Lý, Trường THPT Hà Nội - Amsterdam

Địa chỉ: Đường Hoàng Minh Giám, Cầu Giấy, Hà Nội

 

2. Hoặc qua báo VietNamNet (Ghi rõ ủng hộ cháu Nguyễn Trung Hiếu)
Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148
Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài:
Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
-The currency of bank account: 0011002643148
-Bank: BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
-Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam
-SWIFT code: BFTVVNVX

3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet

Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội
Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 51 Trương Định, Quận 3,TP.HCM.
Điện thoại: 08.39309882 - Fax: 08.39309881
Email: banbandoc@vietnamnet.vn