Bất kỳ sự kiện nào trong số đó xảy ra cũng sẽ được những kẻ thù chính trị của Obama sử dụng để vẽ lên hình ảnh một vị tổng thống thất bại trong chính sách đối ngoại.

Nếu Tổng thống Mỹ Barack Obama hình dung những triển vọng trong chính sách ngoại giao năm 2014 như trò chơi đang phổ biến hiện nay, Snake và Ladder (trò chơi Rắn và Thang), thì số lượng Snake (trở ngại) phải vượt qua sẽ lớn hơn nhiều so với những Ladder (thuận lợi) mang lại thành công.

Kể từ khi đắc cử cách đây 5 năm, trở ngại nguy hiểm nhất vẫn nằm ở  Trung Đông, khu vực mà ông Obama đang cố thoát ra khỏi những hố sâu của người tiền nhiệm George W.Bush để tập trung hơn vào Châu Á, đặc biệt là đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Trong khi Obama đã từ chối thành công việc cam kết quân sự trực tiếp tại Syria năm 2013 (với sự giúp đỡ không xác thực từ Tổng thống Nga Vladimir Putin), cuộc nội chiến từ nước này đã lan toả sang Iraq và Lebanon và tạo nên những rủi ro tiềm ẩn trong năm 2014. Chưa kể tình trạng bất ổn và bạo lực đang gia tăng tại Ai Cập và khả năng thất bại trong thoả thuận hạt nhân với Iran.

{keywords}
Tổng thống Obama

Căng thẳng ở châu Á

Việc điều hướng các khó khăn trong quan hệ giữa các nước tại Châu Á cũng trở nên khó giải quyết hơn trong năm tới, khi chủ nghĩa dân tộc lại ngày một lớn mạnh.

Bắc Kinh đang ráo riết tăng cường các yêu sách lãnh thổ. Tình trạng này nhìn chung mang lại cho Washington một lợi thế khi các quốc gia yếu thế hơn đang tìm cách đối trọng lại quyền lực ngày một gia tăng của Trung Quốc. Nếu không được kiểm soát, căng thẳng sẽ leo thang tạo thành những cuộc xung đột cần đến sự tham gia của quân đội Hoa Kỳ.

Thêm vào đó, tình trạng này đã khuyến khích Thủ tướng Nhật Bản đã gia tăng những động thái có thể khiến Nhật Bản chấm dứt tình trạng hoà bình kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.

Việc Thủ tướng Nhật Bản Abe biện hộ cho những hành động của Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới 2 bằng chuyến thăm công khai thăm ngôi đền Yasukuni đã khiến người dân Hàn Quốc tức giận. Theo đó, những nỗ lực của Washington trong chính sách hợp tác với hai đối tác thân cận tại khu vực Đông Bắc Á để đối phó với Trung Quốc và vũ khí hạt nhân tại Triều Tiên đã thành "công cốc".

Tất nhiên, nếu Obama có thể hàn gắn mối quan hệ giữa Tokyo và Seoul, đồng thời thúc đẩy thoả thuận của Trung Quốc về "quy tắc ranh giới" trong khu vực tranh chấp, thì vị thế của ông sẽ càng chắc chắn. Song, với chủ nghĩa dân tộc đang dấy lên tại Đông Bắc Á, nhiệm vụ này không phải dễ dàng, và rủi ro sẽ ngày một tăng lên.

Trong năm 2014, Washington sẽ tập trung cho khu vực Trung Đông Lớn và Châu Á, khiến sự chú ý dành cho khu vực Mỹ Latin và khu vực cận Sahara của Châu Phi trong 5 năm vừa qua sẽ bị giảm bớt.

Trở ngại lớn nhất: Trung Đông

Những trở ngại trong năm 2014 đối với ông Obama vẫn nằm trong Trung Đông và lân cận, nhưng đây cũng là khu vực mang lại một vài thuận lợi như phát biểu của ông trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào tháng 9. Đây có thể coi là yếu tố đảm bảo vị trí của Obama trong lịch sử là một Tổng thống thành công trong chính sách ngoại giao.

Ngoạn mục nhất sẽ là kết thúc thành công của một hiệp ước hạt nhân toàn diện với Iran trong bối cảnh đàm phán của P5 +1 (Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc và Nga + Đức) có thể đảo ngược những tiến bộ của Tehran trong việc nâng cao năng lực và vẫn cho phép làm giàu uranium ở mức thấp.

Đàm phán một thỏa thuận như vậy sẽ không chỉ đi xa hơn trong việc chấm dứt 35 năm thù địch giữa hai quốc gia, mà còn tạo thuận lợi cho sự hợp tác cùng giải quyết xung đột Sunni-Shia đang đe dọa toàn bộ khu vực và ổn định Afghanistan. Theo đó, Mỹ có thể rút toàn bộ quân chiến đấu ra khỏi khu vực này vào cuối năm 2014.

Song, để đạt được điều đó, ông Obama phải đối mặt với sự phản đối quyết liệt, chủ yếu từ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và cuộc vận động hành lang ở Israel gây ảnh hưởng đáng kể trong Quốc hội, từ Ả Rập Saudi và một số quốc gia vùng vịnh khác.

Nếu những phản đối này có hiệu lực, như ông Obama đã cảnh báo, rất có thể quân đội Mỹ tiếp tục phải can thiệp vào khu vực Trung Đông.

Như vậy, hy vọng của ông Obama về việc giảm bớt can thiệp quân sự của Washington tại khu vực này và "xoay trục" sang châu Á sẽ bị dập tắt. Không có ủy quyền của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, những can thiệp quân sự chắc chắn kích động một cuộc khủng hoảng quốc tế nghiêm trọng, phá vỡ hợp tác với Nga và Trung Quốc về một loạt các vấn đề, và tạo căng thẳng trong quan hệ của Mỹ với các đồng minh NATO.

Đối với ông Obama, chiến tranh với Iran chắc chắn là trở ngại lớn nhất trong năm 2014, vượt xa những xung đột Sunni - Shia đang leo thang tại Syria và các nước láng giềng.

Một điều kiện khác có thể mang lại thuận lợi cho Tổng thống Obama là cuộc đàm phán cuối cùng nhằm giải quyết xung đột giữa người Israel và người Palestine, "Chén Thánh" khó đạt được trong chính sách của Mỹ về Trung Đông suốt hơn một thế hệ.

Tuy vậy, hiện vẫn còn những hoài nghi về việc một hiệp ước sẽ là cầu nối tiềm năng, dù ông Obama đạt được thoả thuận hạt nhân với Iran.

Trở ngại trong khu vực đe doạ ông Obama đang ngày một lớn, từ chu kỳ leo thang bạo lực giữa chế độ quân sự của Ai Cập và tổ chức Hồi Giáo Anh Em (Muslims Brotherhood) hoặc những lực lượng cực đoan, sự hồi sinh mạnh hơn của bạo lực giáo phái tại Iraq năm 2006- 2007 tới các cuộc chiến tranh gia tăng ở Syria lan tới Lebanon và sự kết nối mạnh mẽ giữa các lực lượng Al-Qaeda trong khu vực từ Yemen đến Bắc Phi, Sahel.

Ngoài ra, trong năm 2014, NATO phải thu hồi gần như toàn bộ quân đội ở Afghanistan, chấm dứt cuộc chiến tranh dài nhất của Washington, hậu quả của sự sụp đổ an ninh nhanh chóng có thể minh chứng rõ ràng.

Bất kỳ sự kiện  nào trên đây xảy ra sẽ được những kẻ thù chính trị của ông Obama sử dụng để vẽ lên hình ảnh về một vị Tổng thống thất bại trong chính sách đối ngoại.

Như Nguyệt (theo Ipsnews)