Hầu hết tầng lớp sinh viên đại học hiện nay đều có nhu cầu tìm hiểu về các đề tài xã hội, quốc gia và quốc tế, và một trong những vấn đề nóng nhất là tranh chấp Biển Đông. 

Những ngày gần đây nhờ hiệu ứng truyền thông mạnh mẽ phản ứng với sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc được nhà cầm quyền Bắc Kinh đưa trái phép vào hạ đặt bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, người dân trong nước cũng đã ngày càng có cái nhìn toàn diện, chân thực và chi tiết hơn về vấn đề tranh chấp Biển Đông đang diễn ra hiện nay.

Hành động thiết thực

Từ góc độ những người hoạch định chính sách giáo dục, có thể thấy ngành giáo dục đã và đang phục vụ cho công tác đấu tranh và bảo vệ chủ quyền quốc gia của Tổ quốc. Về dài hạn, mục tiêu và nhiệm vụ của ngành giáo dục trong công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia là nâng cao nhận thức của người dân đối với lãnh thổ trên biển đảo của Việt Nam (Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam), và chia sẻ quan điểm nhận thức về phương pháp giáo dục này với cộng đồng quốc tế. Chính vì vậy, hoạt động thông tin đối ngoại của ngành giáo dục cũng là một trong những điểm cần được làm rõ trong thời gian tới nhưng đây không phải là mục tiêu phân tích của bài viết này.

Người viết xin tập trung vào một kiến nghị bên cạnh rất nhiều hoạt động khác cần triển khai của ngành giáo dục và đào tạo: khuyến khích đưa chương trình Luật biển vào nội dung học của các trường đại học. Ở đây người viết xin luận giải trên 2 hướng tiếp cận: từ lợi ích của mỗi sinh viên; và từ lợi ích của quốc gia.

Từ cách tiếp cận về lợi ích của mỗi sinh viên, tác giả cho rằng Luật biển là môn học cần thiết và hữu ích cho sinh viên của chúng ta, không vì đào tạo ra những người con yêu nước cảm tính, mà vì đất nước cần những con người có tư duy lí trí khách quan phù hợp với xu thế hiện đại. Với quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước, mong muốn xử lí tranh chấp Biển Đông hòa bình, thông qua các quy định của Hiến chương Liên Hợp Quốc và Công ước Luật biển năm 1982 (UNCLOS) mà Việt Nam làm một bên tham gia, việc đưa những kiến thức cơ bản về Luật biển đến với đối tượng tri thức trẻ sẽ là sự bổ trợ hữu ích.

{keywords}
Bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Ảnh: Kiên Trung

Về phân cấp trình độ, Luật luôn là một trong những môn học khó nhất ở mọi quốc gia vì tính triết học sâu sắc và yêu cầu những hiểu biết nhất định về xã hội con người, nên tác giả cho rằng trình độ Đại học là thích hợp để khuyến khích việc học Luật ở Việt Nam. Về bản chất, Luật không chỉ là môn học cung cấp kiến thức về các hành vi được nhà nước định hình tính hợp pháp trong hoạt động xã hội, môn học này còn bao gồm các yêu cầu kĩ năng về phương pháp luận, tư duy và kỉ luật. Các tiềm năng khác của sinh viên cũng có thể được phát triển khi học môn học này như: kĩ năng thuyết trình, kĩ năng phản biện, kĩ năng tìm kiếm nguồn tham khảo...

Dư luận hiện nay cho thấy nhu cầu tìm hiểu sâu về Luật biển, không chỉ dừng lại ở các khái niệm cơ bản như lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế (EEZ), hay ADIZ. Vì vậy chủ trương của Bộ giáo dục và đào tạo về khuyến khích dạy và học môn Luật biển tại các trường đại học ở Việt Nam là cơ sở để Luật biển được lan tỏa sâu rộng trong tầng lớp trí thức tương lai.

Từ góc độ lợi ích quốc gia, Luật biển được phổ cập rộng rãi hơn trong xã hội là tiền đề để đảm bảo sự hậu thuẫn về chính sách xử lí vấn đề Biển Đông, đảm bảo trật tự xã hội khi có những mâu thuẫn, âm mưu kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan trong nước và quan trọng nhất, là góp phần xây dựng một xã hội văn minh dựa trên ý thức về các mối quan hệ được đảm bảo bằng pháp luật.

Theo tác giả, các nhà hoạch định chính sách không nên đặt câu hỏi "Đưa ra chủ trương này có khả năng làm ảnh hưởng mối quan hệ với Trung Quốc hay không?", vì câu hỏi này sai ở 2 điểm. Một là xu hướng tư duy đề cao lợi ích quan hệ với một nhóm xã hội khác hơn lợi ích của xã hội, con người trong nước, đi ngược lại với tư duy đúng đắn của các nhà hoạch định chính sách. Hai là đây là chủ trương mang hợp pháp, lành mạnh, nằm trong quyền hạn của các cơ quan hoạch định chính sách Việt Nam, không làm phương hại đến lợi ích của bất cứ quốc gia nào khác, mà nhằm phục vụ con người Việt Nam, và xa hơn là vì an ninh, an toàn, và ổn định ở khu vực Biển Đông và quốc tế. Vì vậy quan hệ Việt Nam - Trung Quốc không hề bị tác động xấu, mà ngược lại là nỗ lực đóng góp cho sự ổn định của mối quan hệ toàn cục Việt - Trung.

Tác giả cũng sẽ giải quyết câu hỏi "Môn học Luật biển được đưa vào các trường đại học mang tính bắt buộc hay tự chọn?". Câu trả lời của tác giả là "tự chọn". Về lý thuyết tự nhiên, những điều không phù hợp sẽ bị đào thải và thay thế bởi những thứ phù hợp hơn. Sẽ không có gì là bất thường nếu một sinh viên có 2 sự chọn lựa là môn Logic học và Luật biển và anh ta chọn phương án học môn đầu tiên vì nó thể hiện nhu cầu tìm hiểu và mối quan tâm của con người này đối với vấn đề Logic lớn hơn vấn đề còn lại (tác giả nêu tên ngẫu nhiên một môn học, không vì mục đích nào khác). Nếu như Luật biển không chứng minh được vai trò của mình trong môi trường các trường đại học, nó cũng hoàn toàn có thể bị loại bỏ.

Về hoạt động thực tiễn, hầu hết tầng lớp sinh viên đại học hiện nay đều có nhu cầu tìm hiểu về các đề tài xã hội, quốc gia và quốc tế, và một trong những vấn đề nóng nhất là tranh chấp Biển Đông. Vì vậy cung cấp cho sinh viên sự lựa chọn về Luật biển là việc làm khách quan, phù hợp với quy luật cung - cầu của thị trường đào tạo. Nếu đưa Luật biển trở  thành một môn học bắt buộc sẽ tạo suy đoán ngành giáo dục muốn bó buộc, định hướng tư duy của sinh viên, dẫn đến sự thiếu hiệu quả trong đào tạo; và về lâu dài, có thể tạo ra những tiềm thức chán ghét, coi nhẹ vai trò của môn học này trong tư duy của sinh viên, điều mà chúng ta đã chứng kiến với nhiều môn học khác ở Việt Nam hiện nay.

Lời kết

Ở Việt Nam hiện nay, chỉ có một vài trường đang dạy môn học Luật biển như: Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Học viện Ngoại giao, Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội, v.v... Những cái tên nêu trên là quá ít so với nhu cầu học hỏi và tìm hiểu kiến thức Luật biển của sinh viên.

Để kết thúc lại vấn đề này, người viết cho rằng hành động khuyến khích đưa môn học Luật biển tào chương trình đào tạo ở các trường đại học Việt Nam là hành động mang tính văn minh, lành mạnh và sáng suốt vì cả mục tiêu con người, xã hội Việt Nam và cả các lợi ích của quốc gia. Trong khi cả nước đang tập trung sự chú ý vào những diễn biến căng thẳng ở ngoài Biển Đông, ngành giáo dục và đào tạo cũng có thể sử dụng trí tuệ và sự sáng suốt của mình để chung tay, góp phần giữ vững chủ quyền quốc gia.

Nguyễn Vinh Hiển

Xem thêm các bài:

Ai “hưởng lợi” từ công thư 1958

 Với công thư của ông Phạm Văn Đồng, Trung Quốc không chịu bất cứ thiệt hại gì và Việt Nam cũng không hưởng được bất cứ lợi ích gì.

Điều tối cần thiết trong cuộc đấu tranh với TQ

Yêu nước là điều rất đáng trân trọng; điều quan trọng hơn là chúng ta hãy cùng nhau rèn luyện để trở người yêu nước văn minh và thông thái.

Nếu Trung Quốc từ chối ra tòa quốc tế?

Việt Nam vẫn có thể đơn phương kiện Trung Quốc nếu chứng minh được tranh chấp giữa hai nước thuộc phạm vi điều chỉnh của UNCLOS...

Khi Biển Đông đã nhìn rõ 'tàu lạ, 'người lạ'

So với quãng thời gian chúng ta còn e dè gọi tàu Trung Quốc xâm phạm là... "tàu lạ", thì đây thực sự là một bước tiến dài từ cả phía chính quyền và phía người dân.

Biển Đông: Chớ mắc mưu 'cùng có lợi'

Quan điểm của TQ xưa nay luôn như thế. Đây là  cái cách mà tôi tạm gọi là "mưu mô" của TQ, tức là biến vùng không tranh chấp trở thành vùng có tranh chấp.

VN cần một con đường để trỗi dậy

VN cần một con đường chung gắn kết, truyền cảm hứng để người Việt đối mặt với những khó khăn, trỗi dậy thành một nước độc lập, tự do và hòa bình.

"Sang năm tới Hoàng Sa" - nhưng bằng cách nào?

Muốn "Sang năm tới Hoàng Sa", Việt Nam phải trở nên giàu mạnh thì đúng rồi, nhưng còn phải chờ cơ hội, và biết nắm được nó, một cách quyết đoán.

Biển Đông: không thể mắc bẫy giăng sẵn

Một đất nước yêu chuộng hòa bình sẽ sẵn sàng sử dụng mọi biện pháp nhẫn nhịn, mềm dẻo để giải quyết các xung đột. Điều đó không có nghĩa đất nước đó hèn nhát và sợ hãi.

Ông cha ta khôn khéo nhưng chưa bao giờ yếu hèn

Ông cha ta khôn khéo, vì nhận thức rõ khi ở cạnh một nước lớn, khéo léo là một kỹ năng không thể không có.

Điều gì bảo vệ VN qua biến cố ngặt nghèo?

Chính lòng yêu nước, chính nội lực dân tộc đã bảo vệ mảnh đất này qua những biến cố ngặt nghèo của lịch sử.

Biển Đông: Có âm mưu ngầm phá hoại, khiêu khích?

Đoàn kết là sức mạnh, nhưng phải là sự đoàn kết có tri thức. Chúng ta chỉ lên án nhà cầm quyền Bắc Kinh, chứ những người dân TQ yêu hòa bình là bạn của chúng ta.

Đừng phá hủy đất nước bằng sự cực đoan

Chúng ta cần rút ra bài học nhãn tiền từ những nước trong khu vực khi các cuộc tấn công người Hoa khiến hình ảnh quốc gia lụn bại trong con mắt cộng đồng quốc tế.