Ở phương diện nào đó đề xuất của Bộ trưởng cũng là một tín hiệu đáng mừng vì ít nhiều cho thấy xã hội đang bắt đầu nhìn nhận lại vai trò và vị thế của văn chương.

Đi nước ngoài văn minh, về "Nội Bài" hiện nguyên hình

LTS: Gợi ý đưa môn Văn vào xét tuyển trường Y của Bộ trưởng Y tế gợi mở nhiều vấn đề như: có phải chỉ riêng ngành Y mới cần nuôi dưỡng tâm hồn nhân văn? Thông tin đa chiều/ Tuần Việt Nam xin trân trọng giới thiệu góc nhìn của tác giả Nguyễn Trọng Bình.

1. Trong cuộc sống, suy cho cùng mạng người là quý nhất. Hơn nữa, thử hỏi đời người ai không một lần đến “gõ cửa” bác sĩ để kiểm tra sức khỏe hay thậm chí là “mặc cả” về mạng sống của mình?

Không biết tự lúc nào trong xã hội ta, khi nói về công việc của những bác sĩ thay  vì nói “lương y như từ mẫu” người đời lại cợt nhã bằng câu “lương y... như tháng trước” hay thậm chí là “lương y như... phù thủy”?

{keywords}
Nhiều vụ việc người nhà gây náo loạn bệnh viện vì tai biến y khoa. Ảnh: Nhị Tiến

Theo như cái logic thông thường mà mọi người hay nói là nếu không “có lửa” sẽ không “có khói”. Hẳn là những bác sĩ ở ta hiện nay ít nhiều khó mà chối cãi cái nhìn mai mỉa của người đời. Tuy vậy, nếu vẫn chưa có một cuộc điều tra xã hội học thật nghiêm túc về vấn đề y đức của đội ngũ bác sĩ hiện nay, thiết nghĩ mọi người cũng nên thận trọng khi đưa ra lời phán xét.

2. Ai cũng nói trách nhiệm của bác sĩ là cứu người. Vậy đòi hỏi trước hết là phải giỏi chuyên môn hay phải có tấm lòng nhân hậu?

Thực tế có những bác sĩ thương bệnh nhân như “con” nhưng chuyên môn không giỏi nên “những mẹ hiền” này vô tình trao những “đứa con” của mình cho “thần chết” một cách lãng xẹt. Ngược lại, cũng có những người thầy thuốc rất giỏi chuyên môn nhưng lại thiếu tấm lòng nhân hậu của những người mẹ nên cũng không ngần ngại “trao”... cho “thần chết” những “đứa con” của mình một cách rất nhẫn tâm mà người đời có câu “sống chết mặc bây, tiền thầy bỏ túi”.

Tuy nhiên, có lẽ phổ biến nhất là trường hợp các bác sĩ tuy không hẳn là yêu thương bệnh nhân như “từ mẫu” nhưng bằng tất cả khả năng của mình, họ đã cứu được không chỉ một mà nhiều mạng người trong suốt cuộc đời hành nghề của mình.

Nói điều này để thấy rằng nên công bằng khi bàn về vấn đề y đức. Bởi lẽ, với nghề bác sĩ thì để “cân bằng” giữa chuyện vừa là người “mẹ nhân từ” vừa là người “thầy thuốc giỏi” là chuyện không dễ chút nào. Vì vậy, cá nhân tôi cho rằng rất khó để nhìn nhận và đánh giá vấn đề y đức nếu như không đặt mình vào vị trí của những người bác sĩ đang hành nghề trong điều kiện và môi trường vốn còn nhiều điều bất cập như xã hội Việt Nam lúc này (nhất là chuyện đãi ngộ cho công việc cứu người của họ có thật tương xứng hay không).

Bên cạnh đó, như mọi người đã nói suy cho cùng trong xã hội không riêng gì nghề bác sĩ mà tất cả mọi ngành nghề đều cần phải có tấm lòng nhân hậu. Tức là mọi ngành nghề, ngoài chuyện phải giỏi chuyên môn ra thì tất cả đều cần phải có một tấm lòng để cư xử với nhau sao cho thật nhân văn, nhân ái; cư xử với nhau cho ra... con người.

3. Theo tôi,  dù sao cũng nên cảm ơn Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến về đề xuất dùng môn văn để xét tuyển sinh viên học ngành y mới đây.

Tuy rằng, lẽ ra nếu bà bộ trưởng nói môn văn sẽ góp phần “lành mạnh hóa tâm hồn” cho con người; góp phần chữa trị những “vết thương tinh thần” cho không riêng các bác sĩ mà là cho tất cả 90 triệu dân Việt hiện nay thì sẽ hợp tình hợp lý hơn. Tức là thực ra môn văn trong nhà trường không chỉ có mối liên hệ mật thiết với chuyện “đạo đức nghề nghiệp” của những bác sĩ tương lai mà là với tất cả mọi người ở mọi ngành nghề khác.  

Ở phương diện nào đó đề xuất của bộ trưởng cũng là một tín hiệu vui, đáng mừng vì ít nhiều đã cho thấy xã hội đang bắt đầu nhìn nhận lại vai trò và vị thế của văn chương nghệ thuật đối với cuộc sống.

Để những ai đó lâu nay vốn chỉ xem văn chương như một phương tiện và nhà văn chỉ là một công cụ thì nên nhìn lại mình.

Quan trọng nhất và thiết thực hơn, là giúp cho những người đang “cai quản” nền giáo dục nước nhà một cái nhìn nghiêm túc vấn đề dạy học môn văn.

Nguyễn Trọng Bình