Chuyện xử lý tài sản nói trên còn phản ánh một mặt khác, là đả phá thực tiễn "hạ cánh an toàn". Đồng thời cũng đặt ra câu hỏi, chỉ có "hổ đã ly sơn" mới thuộc diện bị Võ Tòng động đến chăng? Vậy còn các vị "chưa bị lộ", liệu có tự động trả lại tài sản.

>> Nhà công vụ và chuyện người bán vé số 'chê' tiền tỷ

>> Quan chức và chuyện nói hay làm dở

>> Tài sản quan chức: Phân biệt “tiền bẩn” không khó

>> Quan chức không giàu khác nào "trên trời rơi xuống"?

Những ngày gần đây, thông tin thu hồi tài sản không minh bạch của nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ, ít nhất cũng làm dư luận bớt vô cảm về các vụ tham nhũng bị xử lý. Nhiều tiếng nói có trọng lượng đòi xử lý những ai từng cấp nhà cho cựu "Quan thanh tra". Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân cũng đã xác nhận trên VietNamNet về việc ban hành quyết định thu hồi căn nhà trên địa bàn thành phố. Điều này cho thấy một bước đi mới: thu hồi các tài sản không chứng minh được nguồn gốc, theo cách hợp thức nhất.

Chuyện xử lý tài sản nói trên còn phản ánh một mặt khác, là đả phá thực tiễn "hạ cánh an toàn". Đồng thời cũng đặt ra câu hỏi, chỉ có "hổ đã ly sơn" mới thuộc diện bị Võ Tòng động đến chăng? Vậy còn các vị "chưa bị lộ", liệu có tự động trả lại tài sản.

{keywords}

Căn biệt thự tại TP Bến Tre của ông Trần Văn Truyền. Ảnh: Ngọc Tài/ TTO

E là lạc quan quá khi bỗng dưng một ngày nào đó, một quan lớn đương chức bỗng phơi bày sản nghiệp tham nhũng được, theo kiểu hara - kiri (võ sĩ đạo mổ bụng tự sát)?

Tại cuộc Hội thảo do Ban Nội chính Trung ương tổ chức giữa năm về vấn đề thu hồi tài sản, thống kê cho hay số tài sản tham nhũng thu hồi được trong năm 2013 là rất thấp (chưa đến 10%).

Tài sản trong các vụ án tham nhũng được thu hồi rất ít, thậm chí nếu tính giá trị thực chỉ từ 2% đến 3%.

Đã khá lâu rồi, hàng ngày đâu đó chúng ta chứng kiến các quan chức có biệt thự, xe hơi, có con đi học Âu - Mỹ. Những khoản chi của họ chẳng tương xứng tí nào so với những kê khai tài sản, và dĩ nhiên cũng chẳng tương xứng với lương công chức.

"Sao chỉ riêng mỗi mình tôi?"

Trong một bài viết cách đây khá lâu, bà Lady Borton là nữ nhà văn Mỹ khá am tường thực tiễn Việt Nam, có so sánh chuyện chống tham nhũng các nước. Bà kể chuyện Hồng Kông trước năm 1973 tham nhũng hoành hành như đại dịch. Nhờ thành lập một Ban chống tham nhũng độc lập (ICAC), chỉ báo cáo lên Thống đốc Hồng Kông (thuộc Anh) mà vấn nạn này dần  bị dập tắt.

Rõ ràng cơ chế kiểm soát tham nhũng thường không hiệu quả ở những nơi mà (những ai có) quyền lực hầu như không bị giám sát bởi người dân. Tham nhũng, nhờ lạm quyền mà không sợ bị trừng phạt, lại đẻ ra tham nhũng.

Trong cuộc chiến chống tham nhũng, chính quyền đóng vai chỉ đạo, các tổ chức quần chúng và các cá nhân góp công phát hiện. Việc điều tra tham nhũng hoàn toàn do các cơ quan chức năng thực hiện. Người dân chỉ được biết kết quả qua đài báo: ông nào bị mất chức, ngài nào bị xét xử...

Một cách dễ hiểu nhất, có hai cách đánh tham nhũng, một là khoanh vùng, hai là không khoanh vùng.

Khoanh vùng (thuật ngữ mới thời "đánh hổ" ở Trung quốc là đánh tham nhũng "có tiết chế") chắc sẽ dễ hòa đồng vào quan điểm xưa nay là giữ được ổn định nội bộ thì giữ được ổn định xã hội.

Cách thứ hai là đụng vụ nào thì làm triệt để vụ ấy, không để lọt người lọt tội, không sợ "vỡ bình quý". Cách này hay, vì là nhiều khi cái bình quý ấy, cố ý hoặc vô tình, bị trưng dụng làm nơi chuột "giấu quân". Cũng không nhất thiết diệt chuột to ngay, vì chuột bé ăn mãi rồi thành chuột to, nhờ mối tương quan tiền - quyền - tiền...

Còn một cách "phòng" quan tham tẩu tán tài sản sang họ hàng. Đó là, tiến hành tổng kê khai tài sản và thu nhập, trước mắt, của dân "có hộ khẩu" (dân các thành phố lớn). Nếu lộ  ra các tài sản "không của ai cả", thì có thể làm rõ của ai, nếu không ai nhận thì sung công.

Các dữ liệu bất động sản, tài khoản... lưu vào máy tính. Và ông A, bà B chẳng hạn, vốn có thu nhập chỉ đủ ăn, nhưng sau một hoặc hai năm lại thấy mua nhà, tậu xe, thì cơ quan chức năng sẽ mời lên để làm rõ vì sao "giàu nhanh". Quá trình này, ít nhất, cũng sốc lại được văn hóa thu nhập "hợp pháp", hợp luật. Đã làm rõ được ai là "bần cùng" thật, ai là "hộp thư mật", chuyên nhận phong bì tiền mặt.

Đau đầu nhất là chuyện thu hồi tài sản, rõ ràng không chỉ cần có luật nghiêm mà còn cần có cơ quan điều tra chống tham nhũng thực sự độc lập, đủ quyền năng...

Rất nhiều ví dụ điển hình về thu hồi tài sản tham nhũng triệt để, kể cả quan chức cấp cao đến cỡ nào. Người phạm tội bị tịch thu động sản, bất động sản đã đành, còn đến cả bút máy, đồng hồ đắt tiền... cũng bị tịch thu luôn. Người ta không chỉ thu hồi tài sản liên quan của cá nhân người phạm tội tham nhũng mà thu hồi cả tài sản bất hợp pháp của vợ con, "bồ nhí", anh em, tài sản của doanh nghiệp có liên quan...

Có triệt để như vậy mới mong hết những lời than "sao chỉ có riêng mỗi mình tôi?".

Thành Lê