Liên quan đến APEC 2017, có lẽ câu hỏi được dư nóng lòng tìm hiểu hiện nay là: Lãnh đạo các nền kinh tế APEC sẽ mặc trang phục APEC 2017 như thế nào?

Thông tin mới nhất vừa được ông Huỳnh Vĩnh Ái, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phó Trưởng Tiểu ban tuyên truyền và văn hoá, Uỷ ban Quốc gia APEC chia sẻ tại buổi họp báo hôm 9/12 là: Trang phục APEC 2017 có chất liệu chủ yếu do Việt Nam sản xuất, thể hiện được truyền thống Việt Nam, đồng thời phải dễ mặc. 

Theo ông Huỳnh Vĩnh Ái, điểm nhấn của các hoạt động văn hóa trong tuần lễ cấp cao APEC 2017 là Gala Dinner. Tại đây, các lãnh đạo các nền kinh tế APEC sẽ mặc trang phục APEC 2017.

{keywords}

APEC 2006, các lãnh đạo đã mặc áo dài truyền thống của Việt Nam may bằng lụa tơ tằm với họa tiết hoa sen.

Hiện 5 nhà thiết kế hàng đầu của Việt Nam đã được mời sáng tác các mẫu trang phục này. Ông Ái cũng lưu ý rằng, đây không phải là quốc phục của Việt Nam mà là trang phục của APEC tổ chức tại Việt Nam. Các trang phục này sẽ có chất liệu chủ yếu do Việt Nam sản xuất, và phải thể hiện được truyền thống Việt Nam, không trùng lắp với các nước trên thế giới, đồng thời phải dễ mặc. Trang phục này sẽ là một trong những món quà dành tặng cho các nguyên thủ, lãnh đạo của các nền kinh tế tham dự.

Hồi APEC 2006, các lãnh đạo đã mặc áo dài truyền thống của Việt Nam may bằng lụa tơ tằm với họa tiết hoa sen.

Trang phục riêng cho các kỳ họp cấp cao APEC được khởi xướng kể từ hội nghị cấp cao APEC đầu tiên năm 1993 tại Mỹ. Theo báo Scmp, kể từ đó tới nay, mặc trang phục của nước chủ nhà trong phiên chụp ảnh toàn thể đã trở thành một nét đặc trưng tại các kỳ APEC. Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã khởi xướng truyền thống này vào năm 1993, khi ông trao những chiếc áo khoác bằng da, giống như áo của phi công Mỹ, cho các nhà lãnh đạo khác. 

Các chủ nhà tổ  sự kiện sẽ chủ động thiết kế trang phục mang đậm dấu ấn của quốc gia mình để các nhà lãnh đạo “diện” khi chụp ảnh lưu niệm. 

Năm APEC 2017 do Việt Nam chủ trì dự kiến có khoảng 200 hoạt động lớn nhỏ, trong đó quan trọng nhất là Tuần lễ cấp cao diễn ra tại Đà Nẵng vào tháng 11/2017. Sẽ có khoảng 1.000 lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu thế giới cũng sẽ đến Việt Nam dự các hoạt động liên quan.

Ngoại giao văn hóa là một trụ cột quan trọng của ngoại giao đa phương. APEC là một diễn đàn về liên kết kinh tế nhưng trong thời đại kết nối và thế giới phẳng hiện nay, hai yếu tố là văn hóa và con người đóng vai trò quan trọng. Điều này càng quan trọng và có ý nghĩa hơn khi 2017 là năm đầu tiên triển khai quyết định của các Lãnh đạo APEC về việc tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa trong APEC.

Đây là dịp để quảng bá hình ảnh Việt Nam nên tất cả các địa diểm du lịch sẽ miễn phí cho khách tham dự APEC. Bên cạnh đó, tại các địa phương nơi mà các hoạt động APEC diễn ra sẽ tổ chức các chương trình để quảng bá vẻ đẹp, tiềm năng của mình tới các lãnh đạo, doanh nghiệp tham dự APEC cũng như khách du lịch.
Nhân dịp này, nếu được sự nhất trí của các nền kinh tế thành viên APEC, Ủy ban Quốc gia APEC sẽ tổ chức liên hoan nghệ thuật APEC, tổ chức vườn tượng APEC tại Đà Nẵng. Ngoài ra, còn nhiều hoạt động nghệ thuật, triển lãm khác sẽ được tổ chức tại 10 địa phương nơi có hoạt động APEC diễn ra.

Kết thúc Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 sẽ là Gala Dinner hội tụ đầy đủ các yếu tố như trang trí, chương trình nghệ thuật đặc biệt đặc sắc, ẩm thực mang đậm bản sắc Việt Nam. Tại sự kiện này, các lãnh đạo các nền kinh tế APEC sẽ mặc trang phục APEC 2017.

{keywords}

Lãnh đạo dự hội nghị APEC 2016 tại thủ đô Lima, Peru khoác khăn choàng màu nâu trong bức ảnh chụp kỷ niệm hôm 20/11. Đây là khăn được làm từ lông của lạc đà Alpaca, cũng là một sản phẩm may mặc truyền thống của nước chủ nhà Peru.

Đây là lần thứ hai, sau 10 năm Việt Nam đăng cai APEC, chúng ta phải làm tốt hơn và Việt Nam có điều kiện làm việc đó. Tinh thần mới là chủ động đóng góp, tích cực khởi xướng và tham gia định hình. APEC hiện nay không chỉ có mặt thuận mà còn đứng trước rất nhiều thách thức đòi hỏi chúng ta phải làm nội dung thật tốt, chuẩn bị vật chất hậu cần và mọi mặt phải nâng cao hơn trước. Do đó, các Bộ, ngành đang tích cực chuẩn bị, đề xuất các sáng kiến, ý tưởng để chúng ta có thể tổ chức Hội nghị tốt hơn, đáp ứng yêu cầu mới của hợp tác, liên kết APEC.

Dự kiến chúng ta phải chuẩn bị tổ chức cho khoảng 200 hội nghị, cuộc họp lớn nhỏ, trong đó có 20 hội nghị cấp SOM trở lên và Tuần lễ Cấp cao. Như vậy, chúng ta phải chuẩn bị cơ sở vật chất, an ninh, y tế, chỉnh trang đường phố… rất chu đáo, khắp cả nước, từ Bắc vào Nam, vừa bảo đảm thành công của các hội nghị, vừa để bạn bè có cơ hội tiếp cận, kết nối với các doanh nghiệp và địa phương, quảng bá đất nước. Công tác an ninh cũng phải làm tốt trong tình hình phức tạp trên thế giới và khu vực hiện nay.

Công tác chuẩn bị cho APEC 2017 được Việt Nam triển khai rất sớm, có trách nhiệm ngay sau khi Hội nghị cấp cao APEC 2013 thông qua chính thức việc Việt Nam sẽ đăng cai. Cuối năm 2013 đầu 2014, Việt Nam đã thành lập Nhóm công tác liên ngành. Từ giữa năm 2015, Chính phủ đã thành lập Ủy ban Quốc gia APEC 2017. 

Bích Thuỷ