- Mặc dù theo thời gian nội dung chính sách biển có thể thay đổi, nhưng các quan điểm, học thuyết xây dựng chính sách biển vẫn giữ lại tiêu chí căn bản vốn có của nó là phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển đảo.

Mặc dù, việc tiếp tục hoạch định và triển khai thực thi chính sách biển đã được thể hiện trong chiến lược biển và luật biển cũng như một số văn bản quy phạm pháp luật khác, nhưng còn có ý kiến cho rằng chính sách biển của Việt Nam chưa mang tính chất toàn diện, đồng bộ, có tính tương thông và liên thông. Tất nhiên, sự không đồng bộ đó ít nhiều đã có tác động đến sự phát triển kinh tế biển của Việt Nam là chưa xứng tầm với vị trí và vai trò của biển đảo trong đời sống xã hội.

Sự đồng bộ trong chính sách biển càng lớn thì hiệu quả phát triển kinh tế biển càng cao. Sự thiếu đồng bộ trong chính sách biển không thể không sửa đổi. Phải bổ sung và sửa đổi những vấn đề còn bất cập trong nội dung của chính sách biển hiện hành là tất yếu và phù hợp với quy luật phát triển. Mỗi nguyên tắc chỉ đúng chỉ phù hợp trong những điều kiện nhất định. Các thế hệ tiếp theo cần phải có quyền lựa chọn cho mình chính sách biển phù hợp và toàn diện hơn với thực tiễn phát triển của đất nước.

Vậy chính sách biển hiện đại của Việt Nam cần bổ sung cái gì để mang tính chất toàn diện hơn nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế biển vừa đảm bảo được chủ quyền quốc gia trên các vùng biển và hải đảo? Đây là nội dung của các cuộc hội thảo khoa học về Biển Đông hiện nay.

{keywords} 
Tàu của ngư dân đang bám đảo để đánh bắt hải sản ở đảo Ba Bình, Cam Ranh, Khánh Hòa. Ảnh: Dương Chí Tưởng/TTXVN

Trong phạm vi của bài viết này, tác giả chỉ tập trung vào những nét chính yếu nhất của một chính sách biển hiện đại mà các cường quốc hàng hải, các quốc gia biển trên thế giới và khu vực xây dựng và triển khai. Theo quan điểm của tác giả, mục tiêu của việc sửa đổi và bổ sung chính sách biển hiện nay là hoạch định những nội dung của chính sách biển mang tính toàn diện hơn, có sự liên thông và tương thông giữa phát triển kinh tế biển với việc bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển đảo, luận giải sâu về sức mạnh quốc gia trên biển, mạnh lên từ biển và giàu lên từ biển.

Thứ nhất, Nhà nước cần tập trung đầu tư xây dựng lực lượng bảo vệ chủ quyền biển đảo vững mạnh toàn diện về mọi mặt. Những lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ trên biển vừa bảo vệ chủ quyền vừa duy trì việc chấp hành pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên. Những lực lượng này phải được đầu tư những trang thiết bị hiện đại ngang tầm với khu vực và thế giới.

Cụ thể là lực lượng Hải quân, Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng và lực lượng Kiểm ngư vững mạnh toàn diện về mọi mặt. Trang thiết bị, phương tiện của các lực lượng bảo vệ chủ quyền biển đảo phải đủ sức hoạt động dài ngày trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam và vùng biển quốc tế, đại dương khi có chủ trương hợp tác tuần tra, huấn luyện, tham quan.

Thứ hai, học thuyết xây dựng chính sách biển cần xác định rõ vai trò của các lĩnh vực kinh tế biển, cơ chế chính sách về phát triển kinh tế biển phải đồng bộ và cụ thể tránh chung chung làm loãng vấn đề cốt lõi vốn có của nó. Những thành phần kinh tế biển phải có sự đầu tư tương xứng với tầm nhìn dài hạn, như xây dựng hệ thống cảng biển, phát triển hệ thống vận tải biển, lĩnh vực khai thác tài nguyên biển đủ sức vươn ra xa trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.

Các vùng biển đảo Việt Nam rất có tiềm năng nhưng hiện nay các lĩnh vực kinh tế biển đang phát triển dưới mức tiềm năng đó. Nguyên nhân của vấn đề này có nhiều, nhưng nguyên nhân căn bản được thể hiện rõ nét nhất đó là chính sách biển trong lĩnh vực kinh tế biển chưa đồng bộ, một số lĩnh vực chưa có sự phát triển đột phá nhất là lĩnh vực cảng biển và vận tải biển.

Thứ ba, học thuyết xây dựng chính sách biển phải thể hiện rõ mục tiêu phân định biển vừa đảm bảo hòa bình và ổn định, vừa giữ được lợi ích cốt lõi của quốc gia trên biển đảo. Đồng thời phù hợp với hệ thống quy phạm pháp lý quốc tế về biển. Nhà nước giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển đảo với các nước khác bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, pháp luật và thực tiễn quốc tế.

Tóm lại, mặc dù theo thời gian nội dung chính sách biển có thể thay đổi, nhưng các quan điểm, học thuyết xây dựng chính sách biển vẫn giữ lại tiêu chí căn bản vốn có của nó là phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển đảo. Chính vai trò giá trị của chính sách biển mà trong tư duy chính trị của nhân loại vấn đề khai thác và bảo vệ chủ quyền biển đảo trở thành một nội dung chính của lịch sử hình thành chính sách biển của thế giới.

Khai thác biển đảo, bảo vệ chủ quyền biển đảo là nội dung quan trọng đến mức nếu không có chính sách biển thì cũng không thể trở thành cường quốc về biển. Khai thác biển đảo và bảo vệ chủ quyền biển đảo đã trở thành nội dung của chính sách biển của mọi quốc gia dân tộc ven biển. Việc hoàn thiện chính sách biển cần có một mục tiêu rõ ràng là phải thể hiện sâu sắc hơn nữa những tiêu chí căn bản của học thuyết xây dựng chính sách biển cho phù hợp với điều kiện xã hội Việt Nam hiện nay.

Để trở thành quốc gia mạnh và giàu từ biển

Học thuyết xây dựng chính sách biển hiện đại là yêu cầu cấp thiết đối với quốc gia biển, trong tiến trình trở thành quốc gia mạnh lên từ biển và làm giàu từ biển, vấn đề căn cơ hoàn thiện học thuyết chính sách biển hiện đại với những đặc trưng về sức mạnh quân sự và kinh tế trên biển. Kế thừa tinh hoa của chính sách biển qua các thời kỳ của dân tộc, tinh hoa của chính sách biển của nhân loại, nhất là các cường quốc về hàng hải.

Khu vực Biển Đông nằm trong vòng xoáy của địa chính trị, nơi các nước lớn có lợi ích, tranh giành phạm vi ảnh hưởng và có những mối quan hệ quốc tế đan xen. Chính vì vậy, học thuyết chính sách biển hiện đại phải giải quyết được vấn đề nội tại của đất nước để trở thành quốc gia mạnh lên từ biển và làm giàu từ biển, cũng như ứng phó có hiệu quả với tình hình thế giới và khu vực diễn ra trên biển.

TS. Nguyễn Thanh Minh, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Quốc phòng.

* Bài viết trích từ phiên bản đã đăng trên Chuyên trang Nghiên cứu Quốc tế. Tiêu đề chính, phụ do Tuần Việt Nam đặt.

 

Biển Đông: TQ tham vọng kép, Mỹ cần hành động khẩn?

Biển Đông: TQ tham vọng kép, Mỹ cần hành động khẩn?

Các chuyên gia nhận định, Mỹ cần khẩn cấp tính đến một chiến lược hàng hải nghiêm túc nhằm chống lại cuộc xung đột vùng xám.

Cảnh báo an ninh từ chuyện Biển Đông và sông Mekong

Cảnh báo an ninh từ chuyện Biển Đông và sông Mekong

“Trước mắt và lâu dài, vấn đề Biển Đông và nguồn nước sông Mekong là hai yếu tố lớn nhất đe dọa an ninh của Việt Nam, tướng Nguyễn Văn Hưởng nhận định.

Biển Đông: Mỹ - Trung không ai nhượng bộ, điều gì xảy ra?

Biển Đông: Mỹ - Trung không ai nhượng bộ, điều gì xảy ra?

Cục diện hiện nay cho thấy cả Mỹ và TQ đều không ai có ý định nhượng bộ. Liệu kịch bản nào sẽ xảy ra ở Biển Đông trong thời gian tới?    

Từ Hà Nội ra Biển Đông: Hành trình li kì của một... túi rác?

Từ Hà Nội ra Biển Đông: Hành trình li kì của một... túi rác?

Thức ăn thừa, vỏ mì tôm, vỏ lon nước ngọt, mảnh phao hỏng, mảnh lưới, vỏ can thủng… tất cả được ném vào một “thùng rác” đặc biệt, là biển.

Trung Quốc ngày càng hung hăng tại Biển Đông

Trung Quốc ngày càng hung hăng tại Biển Đông

Những hành động hung hăng của TQ gần đây cho thấy tình trạng tương đối yên tĩnh trên Biển Đông trong vòng gần hai năm qua dường như đã kết thúc. 

Hợp tác nghề cá ở Biển Đông: Ai hủy diệt các rạn san hô, làm cạn kiệt nguồn cá?

Hợp tác nghề cá ở Biển Đông: Ai hủy diệt các rạn san hô, làm cạn kiệt nguồn cá?

Đánh bắt cá là một trong những vấn đề nóng bỏng nhất, làm đau đầu các nhà quản lý quốc gia ở khu vực Biển Đông.