Ông Michael Dukakis, cựu thống đốc bang Massachusetts và từng là ứng cử viên tổng thống đang khơi mào các cuộc tranh luận về trí tuệ nhân tạo nhằm đảm bảo công nghệ sẽ được các chính phủ trên thế giới sử dụng có trách nhiệm.

Dukakis, 84 tuổi, đồng sáng lập Artificial Intelligence World Society, một dự án nhằm đưa các nhà khoa học, học giả, quan chức chính phủ và các nhà lãnh đạo công nghiệp cùng phát triển trí tuệ nhân tạo thành một lực lượng lành mạnh phục vụ lợi ích tốt nhất của nhân loại chứ không phát triển thành một thứ công nghệ mà một ngày nào đó có thể  bắt những người sáng tạo ra nó làm nô lệ, như một số nhà tương lai học và nhà văn viễn tưởng lo ngại.

"Tôi quan tâm đến những gì xảy ra với những công nghệ này, liệu chúng ta có sử dụng chúng cho mục tiêu chính đáng hay không và đảm bảo chúng được kiểm soát quốc tế", Dukakis cho biết. Sau khi rời khỏi chính trị năm 1991, ông về giảng dạy tại các trường đại học ở Massachusetts và California và ủng hộ các lĩnh vực khác nhau, từ đường sắt chở khách đến bệnh tự kỷ trẻ em. Đây là bước đột phá đầu tiên của ông vào trí tuệ nhân tạo. 

{keywords}
Ông Michael Dukakis

Tổ chức của ông vừa tổ chức một hội nghị quốc tế tại Harvard vào tháng Tư và đề xuất Liên Hợp Quốc thiết lập một cơ quan, song song với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, để theo đuổi các thỏa thuận toàn cầu giữa các chính phủ rằng trí tuệ nhân tạo chỉ được sử dụng cho mục đích xây dựng. Những thỏa thuận như vậy, Dukakis cho biết, sẽ giúp đảm bảo rằng "chúng ta không còn có các cuộc bầu cử và hàng nghìn thứ khác có thể bị cắt xén."

Người đồng sáng lập của tổ chức là Nguyễn Anh Tuấn, người được ghi nhận với việc thành lập công ty cung cấp internet đầu tiên và [một trong những] tờ báo trực tuyến đầu tiên của Việt Nam trước khi chuyển sang Mỹ.

Ông Tuấn cho biết, ông hy vọng sẽ kiểm tra trí tuệ nhân tạo trong "bối cảnh nhân văn" và xây dựng một "khuôn khổ đạo đức" để phát triển công nghệ này.

Trí tuệ nhân tạo đề cập đến các máy tính có khả năng học hỏi và phát triển các kỹ năng nhận thức bằng cách tích lũy một lượng lớn dữ liệu. Công nghệ của những chiếc xe không người lái và kiểu trò chuyện như Alexa và Siri đã có lượng người tiêu dùng rộng rãi và được các nhà công nghiệp tư nhân ứng dụng.

Tuy nhiên, khu vực công đã chậm hơn nhiều trong ứng dụng trí tuệ nhân tạo cho dù thường hay nêu bật những lợi ích tiềm năng của nó.

Một nghiên cứu năm 2017 của Trung tâm Nghiên cứu Chính phủ Deloitte (Deloitte Center for Government Insights) cho biết đầu tư đáng kể vào trí tuệ nhân tạo có thể giải phóng 1,2 tỷ giờ làm cho công nhân, tiết kiệm hơn 41 tỷ USD mỗi năm.

Các tác giả dự đoán, trí tuệ nhân tạo sẽ tạo ra “những thay đổi lớn” trong khu vực công theo thời gian. Ví dụ, máy thông minh có thể giúp cắt giảm tệ quan liêu của chính phủ, giảm bớt tình trạng tồn đọng trong mọi lĩnh vực từ đơn xin cấp bằng sáng chế đến đơn xin trợ cấp y tế và thậm chí là đánh giá về các mối đe dọa khủng bố.

Nhưng cũng có nhiều trở ngại, theo Giáo sư Thomas Patterson của Trường Harvard Kennedy, người là thành viên hội đồng quản trị của Diễn đàn Toàn cầu Boston, tổ chức do ông Dukakis là Chủ tịch. Mặc dù chính phủ tạo ra nhiều dữ liệu nhưng không dễ để trí tuệ nhân tạo truy cập.

"Thật khó để nói chuyện về các bộ dữ liệu khác nhau đơn giản vì chúng không được thu thập và có cùng một hình thức. Một số chương trình (phần mềm) thì đã rất cũ", Patterson cho biết và đề cập đến chi phí để nâng cấp các hệ thống này.

Nỗ lực để gây tranh luận về trí tuệ nhân tạo dường như phù hợp với Dukakis, người thường được gắn nhãn là "nhà kỹ trị" trong thời gian ông còn làm chính trị. 

Ông Dukakis bị hấp dẫn bởi tiềm năng của trí tuệ nhân tạo nhằm giúp quá trình ra quyết định của chính phủ, nhưng ông không tin rằng trí tuệ nhân tạo sẽ thay thế việc quản trị con người hoặc lấy đi công ăn việc làm của công chức.

"Bạn có thể làm hiệu quả hơn, bạn có thể làm một số việc với công nghệ theo nghĩa tốt nhất, nhưng bạn sẽ không có máy điều hành chính phủ", ông nói. "Có quá nhiều quyết định bạn phải thực hiện trong thế giới này liên quan đến giá trị và đạo đức."

“Bạn có thể dạy trí tuệ nhân tạo trở nên có đạo đức không? Dường như không”, Dukakis nói. “Máy móc sẽ không có những giá trị như thế,” ông nói.

Theo AP

Khi nhiều doanh nghiệp đến Singapore khởi nghiệp

Khi nhiều doanh nghiệp đến Singapore khởi nghiệp

“Điều quan trọng nhất là cần tạo niềm tin cho doanh nghiệp. Khung pháp lý của Việt Nam hiện nay chưa tốt nên nhiều doanh nghiệp đã sang Singapore khởi nghiệp”

Vé để lên ngay con tàu 4.0

Vé để lên ngay con tàu 4.0

Khi Giáo sư Jason Furman, Chủ tịch Hội đồng cố vấn kinh tế của Tổng thống Mỹ Barack Obama, đến Việt Nam hồi cuối tháng Bảy vừa rồi, ông nhận được câu hỏi từ một phóng viên: Liệu robot thông minh có cướp đi việc làm của con người?