- Liên tục phát ngôn với những luận điệu ngang ngược về vấn đề Biển Đông, giới ngoại giao Trung Quốc lắt léo, liên tục tìm cách xoay chuyển tình thế. Gần đây họ nỗ lực tạo ra một “chuỗi các quốc gia thân thiện”. 

Giới chuyên gia nhận định các hoạt động FONOP của Mỹ thời gian gần đây chưa đủ để răn đe Trung Quốc tại Biển Đông, đôi khi còn tạo cơ hội để Bắc Kinh ngang ngược củng cố các lập luận sai trái của họ. 

{keywords}

Giáo sư Luật Julian G.Ku, của trường Đại học Hofstra, nhận định đợt hoạt động tự do hàng hải (FONOP) của Mỹ vừa qua tại Đá Chữ Thập, cũng giống như hai đợt FONOP trước, đã được thiết kế để tránh mọi nguy cơ xung đột. 

Bắc Kinh đã điều máy bay chiến đấu ra biển và các khí tài hải quân cũng được lệnh theo dõi tàu của Mỹ trong chuyến đi lại qua các vùng biển này. Cả hai cách phản ứng này, dù bề ngoài có vẻ mới mẻ, nhưng thực chất không có ý nghĩa gì nhiều. 

Tuy nhiên, sự thay đổi trong các phát ngôn của Bắc Kinh gần đây cho thấy hạn chế của việc Mỹ coi FONOP như một công cụ răn đe ý định bành trướng của Trung Quốc trong khu vực. 

Trước tiên, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã bắt đầu bằng tuyên bố rằng việc Mỹ tiếp tục hoạt động FONOP càng cho thấy Trung Quốc cần phải xây dựng “các cơ sở phòng thủ” tại Biển Đông. Nhưng chỉ cần làm một phép toán thời gian đủ thấy lập luận này phi lý. Mỹ nối lại hoạt động FONOP trong khu vực này từ tháng 10/2015 sau 4 năm gián đoạn, trong khi suốt hai năm qua Trung Quốc đã đưa ra yêu sách chủ quyền và quân sự hóa các đảo tôn tạo trái phép. 

{keywords}

Thứ hai, Bộ Ngoại giao Trung Quốc luôn cố gắng cô lập Mỹ về pháp lý. Nhấn mạnh sự phân biệt rõ ràng giữa tàu quân sự và tàu thương mại, người phát ngôn Bộ trên tuyên bố “chẳng nước nào chấp nhận cho các tàu quân sự đi qua bất cứ nơi nào họ muốn, vì việc này vốn vi phạm luật pháp quốc tế”. Người phát ngôn này còn dẫn Công ước luật Biển của LHQ (UNCLOS) nói rằng: “Luật này cho phép các tàu nước ngoài qua lại vô hại ở các vùng biển thuộc lãnh thổ của nước khác, nhưng không có điều khoản nào nói cho phép các tàu quân sự làm việc này”. 

Việc Trung Quốc chuyển đổi phản ứng từ than phiền quanh các “vi phạm” của Mỹ sang việc diễn giải đối lập về UNCLOS cho thấy khả năng có một sự chuyển hướng trong chiến lược ngoại giao và các phát ngôn của Bắc Kinh trong tương lai. 

Nếu việc than phiền về các mối đe dọa của Mỹ đối với chủ quyền sẽ chỉ càng cho thấy thái độ hiếu chiến của Trung Quốc trong các yêu sách lãnh thổ, thì việc than phiền về các hoạt động hàng hải mở rộng của Mỹ là vấn đề mà nhiều nước khác có thể tìm thấy điểm chung với Trung Quốc. Với chiến lược này, thời gian qua, các quan chức ngoại giao Trung Quốc đã nỗ lực tạo ra một “chuỗi các quốc gia thân thiện” ủng hộ mình. 

Trước một nước Trung Quốc tham vọng trỗi dạy, tinh vi lắt léo trong ứng xử, trong khi Mỹ không thể từ bỏ FONOP đã buộc Washington cần có thêm những biện pháp khác để thách thức các yêu sách lãnh thổ và sự bành trướng của Trung Quốc. Bởi vậy, chỉ FONOP sẽ là chưa đủ. 

Cũng câu chuyện này, Giáo sư Khoa học chính trị tại MIT Taylor Fravel cho rằng, FONOP chưa bao giờ được sử dụng như một công cụ trong các tranh chấp tài phán lãnh thổ hay lãnh hải liên quan đến bên thứ ba.

Mục đích của hoạt động này chỉ giới hạn ở việc khẳng định quyền tự do đi lại mà “những yêu sách thái quá” về quyền tài phán trên biển của các nước khác có thể hạn chế hoặc ngăn cản, không phù hợp với “quyền tự do ở biển khơi” nêu trong UNCLOS. Các chuyến FONOP này chỉ có tác dụng khẳng định chính sách tự do đi lại của Mỹ, chứ không phải là hành động nhằm ngăn cản các nước theo đuổi yêu sách của mình trong các tranh chấp biển. 

{keywords}

Giáo sư Julian cho rằng tại Biển Đông, FONOP có thể được sử dụng để thách thức các yêu sách thái quá đối với các thực thể khác nhau đang tranh chấp. 

Nếu như gần đây, FONOP được sử dụng chỉ nhằm thách thức các hạn chế đi lại (như đòi phải được pháp hoặc phải thông báo trước) đối với các tàu quân sự trong vùng lãnh hải rộng 12 hải lý, thì trong tương lai, các chuyến FONOP có thể được sử dụng nhằm thách thức các yêu sách quyền tài phán trên biển đối với một số đảo nhân tạo mà Trung Quốc tôn tạo trái phép, ít nhất 4 đảo trong số này sẽ không được hưởng một vùng lãnh hải rộng 12 hải lý vì chúng là các cấu trúc nhân tạo được xây dựng trên các thực thể ngập dưới mực nước biển khi thủy triều lên cao nhất.

Thảo Linh