Giới luật gia quốc tế đều cho rằng một số hoặc tất cả các đảo nhân tạo này được xây dựng trên các thực thể dưới mực nước biển, vì thế không được hưởng quyền lãnh hải theo quy định của UNCLOS.

Xem lại bài: Chuỗi "các quốc gia thân thiện" không có thực của Bắc Kinh

Trước đây các FONOP bị coi như một hoạt động quân sự, thông tin chi tiết về các FONOP luôn là bí mật, chúng diễn ra thường xuyên nhưng công chúng không thể chứng kiến tận mắt.

{keywords}

Việc đưa tin một cách rất bất thường về ba chuyến FONOP gần đây tại Biển Đông hoàn toàn khác với thông lệ của Mỹ trước đây. Hơn nữa, xét về mức độ “nóng” của các tranh chấp tại Biển Đông, các thông tin như vậy có thể đem lại kết quả không như mong đợi. Vì hai lý do.

Thứ nhất, việc thông tin về các hoạt động này được mọi người hiểu là nhằm thách thức Trung Quốc, khiến nước này phải đáp trả. Dưới con mắt của Bắc Kinh, FONOP bị coi là thách thức trực tiếp đối với các yêu sách chủ quyền của họ và thách thức gián tiếp đối với đất nước Trung Quốc nói chung. Nếu giới lãnh đạo ở Bắc Kinh không phản ứng gì, họ có thể sẽ bị người dân đánh giá là yếu kém hoặc nhân nhượng Mỹ. Dù các cách đáp trả của Trung Quốc đến nay khá ôn hòa và hầu như chỉ mang tính tượng trưng, nhưng các tuyên bố của Bắc Kinh đã góp phần củng cố các quan điểm của họ và làm leo thang tranh chấp.

{keywords}
Quân đội Trung Quốc tập trận trên biển. Ảnh minh họa: China News.

Thứ hai, việc đưa tin về ba đợt FONOP gần đây của Mỹ tạo ra cái cớ để Trung Quốc nhấn mạnh cách diễn giải của họ về UNCLOS như giáo sư Julian G.Ku đã mô tả. Các FONOP truyền thống, thường được thực hiện mà không ai biết đến, sẽ không gây ra hậu quả trên mà vẫn không làm giảm ý nghĩa của hoạt động này.

Vì vậy, Mỹ nên tiếp tục tiến hành FONOP tại Biển Đông, một cách thường kỳ nhưng không cần đưa tin rộng rãi.

Chuyên gia Malcolm Cook, thuộc Học viện nghiên cứu Đông Nam Á Yusof Ishak, cảnh báo căng thẳng có thể sớm leo thang tại Biển Đông. Nếu các thông tin tình báo là đúng, Trung Quốc sẽ xây dựng trên bãi cạn Scarborough, thực thể nằm ở vị trí cách đảo chính của Philippines 123 hải lý, cách các thực thể đang tranh chấp tại Trường Sa và Hoàng Sa 250 hải lý, và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc tới 530 hải lý. Đây sẽ là một sự leo thang nghiêm trọng của phía Trung Quốc, có thể “nhấn chìm” mong muốn của chính quyền mới ở Manila của Tổng thống đắc cử Rodrigo Duterte nhằm giảm căng thẳng song phương, và khiến các nước liên quan trong khu vực gia tăng sức ép với Mỹ nhằm ngăn chặn Trung Quốc.

Nhưng chuyên gia Cook khẳng định thiếu sót lớn nhất của các chuyến FONOP của Mỹ không phải là lỗi Mỹ. Vấn đề lớn nhất là một mình Mỹ mong muốn tiến hành các FONOP và chịu đựng các phản ứng có thể tiên liệu từ phía Trung Quốc. Các nước như Nhật Bản và Australia rõ ràng bị đe dọa nhiều hơn tại Biển Đông nhưng lại không sẵn sàng tiến hành các FONOP của mình. Trong khi đó, các nước Đông Nam Á ủng hộ hoạt động này của Mỹ lại tỏ ra mâu thuẫn và chỉ thể hiện sự ủng hộ một cách kín đáo chứ không công khai, nhất là trong các diễn đàn có sự tham gia của Trung Quốc.

Ông Cook khẳng định chính điều này làm giảm sức nặng của thông điệp mà FONOP gửi đến Trung Quốc. Việc thiếu sự hỗ trợ của các nước khác, bằng lời nói hay hành động, đang hủy hoại hiệu quả của các FONOP trong việc thể hiện rằng các nước ven biển Đông Nam Á và Nhật Bản đồng tình với Mỹ lên án các yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông là thái quá và việc xây dựng trên các đảo nhân tạo là hành động gây bất ổn trong khu vực.

{keywords}

Việc bỏ mặc Mỹ một mình hành động không được ai công khai ủng hộ vô hình trung đã cho phép Bắc Kinh cáo buộc rằng các FONOP thực chất là nỗ lực của Mỹ nhằm kiềm chế Trung Quốc.

Các chuyến FONOP trong tương lai của Mỹ tại các vùng biển đang tranh chấp ở Biển Đông có thể sẽ không vấp phải những hạn chế đi lại vô hại, nhất là liên quan đến các đảo mà Trung Quốc tôn tạo trái phép gần đây. Và tòa PCA có thể ra phán quyết rằng một số hoặc tất cả các đảo nhân tạo này được xây dựng trên các thực thể dưới mực nước biển, vì thế không được hưởng quyền lãnh hải theo quy định của UNCLOS.

Tuy nhiên, quan điểm của Mỹ liên quan đến các tranh chấp tại Biển Đông, và quan điểm của các quốc gia ven biển Đông Nam Á, của Nhật Bản và Australia, sẽ được đem lại nhiều lợi ích hơn nếu Mỹ không “đơn thương độc mã” tiến hành FONOP, hoặc ít nhất nếu được các nước có liên quan ủng hộ một cách thường xuyên hơn, công khai hơn và mạnh mẽ hơn./.

Thảo Linh