- “Văn hóa Việt  Nam như cây đa có 4 nhánh mà mỗi nhánh đều bị ảnh hưởng từ Trung Quốc, Pháp…”, nhà văn hóa Hữu Ngọc nói.

 

Trong buổi trò chuyện chiều ngày 27/9 tại Hội sách Hà Nội – thành phố vì hòa bình, ông đã có những chia sẻ rất chân thành và thể hiện sự am hiểu về văn hóa Việt Nam cũng như giới thiệu luôn cuốn sách “Hữu Ngọc- đồng hành cùng thế kỉ văn hóa-lịch sử Việt Nam” của mìn.

Nhà văn hóa Hữu Ngọc năm nay 97 tuổi. Ông sống gần trọn thế kỉ 20 và bắc cầu sang thế kỉ 21. Chính vì vậy, ông vừa là nhân chứng sống và như các công dân Việt Nam khác là tác nhân ít nhiều của các giao đoạn lịch sử và các sự kiện lịch sử quan trọng.

{keywords}

Nhà văn hóa Hữu Ngọc lý giải về hình ảnh cây đa trong văn hóa Việt Nam

 Trong buổi trò chuyện với độc giả, nhà văn hóa Hữu Ngọc đã chia sẻ những thể nghiệm vốn sống của ông trong bối cảnh quốc gia và quốc tế, thể nghiệm qua giao lưu trực tiếp và gián tiếp với những người cùng thời, với những người hữu danh và vô danh, với những người Việt Nam và nước ngoài.

Buổi trò chuyện  thực sự bổ ích, gửi gắm tới các bạn trẻ một thông điệp để làm sao trên con đường phát triển nền văn hóa Việt Nam hòa nhập nhưng không hòa tan, tiên tiến mà đậm đà bản sắc dân tộc.

Tại buổi giao lưu, nhà nghiên cứu văn hóa Hữu Ngọc cho biết: “Trong văn hóa Việt Nam, chúng ta phải hiểu một khái niệm rất quan trọng là tiếp biến văn hóa. Thế thì bản sắc văn hóa Việt Nam ở đâu? Cái gốc từ quá khứ 3000 năm vẫn sống đấy chứ. Tôi nói ví dụ như hiện nay đâu đó vẫn thấy hình ảnh cái cày, con trâu. Hay là ca dao, tục ngữ từ 1000 năm trở lại đây vẫn rất phồn thịnh. Bản sắc Việt từ 3000 năm nay vẫn sống trong tâm hồn người Việt Nam, trong vô thức, tiềm thức mà mình không biết đấy thôi”.

{keywords}
Nhà nghiên cứu Hữu Ngọc cùng nhà văn Lady Borton tại cuộc giao lưu với độc giả.

Cũng trong dịp này, cuốn sách “Hữu Ngọc- đồng hành cùng thế kỉ văn hóa-lịch sử Việt Nam” cũng được giới thiệu tới độc giả. Cuốn sách do Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông phát hành là những chia sẻ của ông về vốn sống, về văn hóa Việt Nam trong quá trình lịch sử, sự giao lưu với văn hóa nước ngoài. Bên cạnh chân dung những người Việt và những người bạn nước ngoài cùng thời với tác giả, bức tranh văn hóa Việt Nam cũng hiện lên rõ nét, chân thực qua những nẻo đường trải nghiệm của chính nhà nghiên cứu Hữu Ngọc ở Việt Nam và thế giới. Đó là những kỉ niệm với lớp người mở đường như cụ Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Thái Học, Hồ Chí Minh... hay những nhà văn hiện đại thế hệ đầu như Phan Khôi, Tản Đà, Vũ Trọng Phụng.

{keywords}

Bìa cuốn sách

Trong cuốn sách này, nhà văn hóa Hữu Ngọc có những bài nói chuyện về lịch sử- văn hóa Việt Nam qua chân dung người nước ngoài... Không chỉ hồi tưởng về những thế hệ một thời đã lùi xa, nhà nghiên cứu Hữu Ngọc cũng thể hiện sự cập nhật đời sống văn hóa qua một số bài phỏng vấn nhà điêu khắc than đá, tìm hiểu nghệ thuật sắp đặt và trò chuyện với nhà làm phim Lương Đức, một trong những người làm phim khoa học đầu tiên của nghệ Việt Nam....Qua đó, ông khẳng định giá trị của văn hóa trong đời sống là nền tảng của sự phát triển xã hội. Quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa là điều tất yếu trong sự phát triển của văn hóa Việt Nam.

Cũng trong khuôn khổ buổi tọa đàm, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông cũng đã tổ chức buổi tọa đàm với diễn giả, TS Trần Công Trục về biển đảo Việt Nam.

Tại buổi tọa đàm, TS Trần Công Trục đã giúp các bạn trẻ hiểu hơn về vấn đề Biển Đông với những thông tin vô cùng hữu ích như: Phạm vi lãnh thổ Việt Nam nói chung và biển đảo nói riêng; những vấn đề lưu ý khi xác lập các vùng biển Việt Nam; đặc biệt là các chứng cứ pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Với cách nói chuyện cuốn hút, TS Trần Công Trục đã đưa độc giả từ bất ngờ này tới bất ngờ khác, giúp độc giả hiểu hơn về chủ quyền biển đảo, lòng tự hào dân tộc và hơn hết, bùng cháy lên khát vọng biển tận sâu trong lòng yêu nước nồng nàn.

T.Lê