- Vào vai Quan Vân Trường, Chung Tử Đơn người đã quen thuộc với khán giả trong vai sư phụ Diệp Vấn - Ip Man đã có một vai diễn hoàn toàn mới.


Sau Đại chiến Xích Bích, Tân Tam Quốc Diễn Nghĩa, The Lost Blademan ( tạm dịch Quan Vân Trường ) là bộ phim mới nhất của các nhà làm phim Trung Quốc khi làm về đề tài Tam Quốc Diễn Nghĩa. Bộ phim The Lost Blademan lần này xoay quanh câu chuyện về Quan Vân Trường trong các hồi từ khi bị Tào Tháo bao vây, đem lòng thu phục từ thành Hạ Phì cho tới khi Quan Vân Trường tìm cách về với Lưu Bị mà phải chém 6 tướng phá năm quan.



Chung Tử Đơn trong hình ảnh Quan Vân Trường trên chiến trận

Một cảnh quay thể hiện phẩm chất của Quan Công, không bao giờ khuất phục dưới tay địch thủ, nhưng chịu bị hạ nhục vì cái thẹn với trăm dân.

Về cốt chuyện dựa trên Tam Quốc không có gì biến đổi nhiều, chỉ vì chuyển thể sang dạng phim nên có một số tình tiết hư cấu như câu chuyện tình của Quan Vân Trường với người vợ hứa hôn của Lưu Bị. Hay các hình ảnh mới về các tướng ở 5 quan ải giữ chân Quan Vân Trường. Nổi bật nhất trong số đó là vai Vương Chí, được lấy cảm hứng từ một cuốn tiểu thuyết sau này có tên "Romance of the Three Kingdoms". Tất cả những chi tiết biến đổi đều có chủ ý để tạo ra những tình tiết làm nổi bật tính cách của nhân vật chính là Quan Công.

Câu chuyện tình của Quan Vân Trường với vị hứa hôn của chủ Lưu Bị khi Quan Vân Trường phải hộ tống 2 vị phu nhân và hôn thê trở về với chủ.
Tào Tháo khi biết được mối quan hệ này, đã nhiều lần cài mưu để thu phục Quan Vân Trường.


Vẻ đẹp của nữ diễn viên trong phim

Một điều được khán giả rất lưu tâm mỗi khi các nhà làm phim Trung Quốc làm một phần mới về Tam Quốc đó là hình ảnh của các nhân vật trong phim. Đã quá ăn sâu vào tâm thức từng tính cách và khuôn mặt được miêu tả rõ nét trong truyện, lại thêm hằn sâu những hình ảnh từ những bộ phim làm trước đó, khán giả thường rất khó tính cho các diễn viên đóng phim sau này.

Chung Tử Đơn  với lối diễn xuất gắn liền với các kĩ thuật đẹp mắt về võ thuật cộng thêm khuôn mặt có khả năng biểu cảm được giao đóng nhân vật chính là Quan Vân Trường. Trong vai diễn lần này, anh sẽ không sử dụng đến các màn tay không nhiều mà phần lớn sẽ biểu diễn các màn múa đao, kiếm để phù hợp với nhân vật.

Hình ảnh Quan Vân Trường
Hình ảnh Tào Tháo trên chính điện đằng sau là vị vua nhà Hán bù nhìn.
Trong phim hình ảnh Tào Tháo, nhà vua đi làm ruộng cùng với nhiều tình tiết thú vị trong phim đã thay đổi khá nhiều hình dung của mọi người về nhân vật Tào Tháo trước kia.

Tào Tháo, một nhân vật cũng xuất hiện bên cạnh Quan Vân Trường phần lớn trong phim được dành cho diễn viên Khương Văn. Cho dù không phải là nhân vật chính, nhưng vai diễn Tào Tháo thực sự là một thử thách cự lớn với mọi diễn viên bởi tính cách và phẩm chất phi thường của Tào Tháo không phải dễ dàng biểu đạt được trên màn ảnh. Đạo diễn Mạch Triêu Huy đã phải rất vất vả mới tìm thuyết phục được Khương Văn để đảm nhiệm vai diễn có phần sống còn này của bộ phim bởi lúc quay Khương Văn đang tham gia một bộ phim khác.

Bộ phim đã được công chiếu tại Việt Nam và khán giả có thể thưởng thức tại các rạp chiếu phim trên toàn quốc.



Những khung hình miêu tả con người Tào Tháo trong phim.


Nhân vật hoàn toàn mới Tam Quốc, Vương Chi cản đường Vân Trường tại một cửa ải.
Một nhân vật khác trong phim
Một cảnh đẹp tại trường quay Tam Quốc

Hoàng Nguyễn