- Toàn bộ 49.009.008 cổ phần của Tổng công ty CP Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) được 1.577 nhà đầu tư mua hết ngay trong phiên bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) sáng 14/11/2014.

Thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) chiều ngày 14/11 cho biết, có 49,354 triệu cổ phần của VNA được đặt mua, cao hơn khối lượng bán ra. Trong đó khối lượng cao nhất mà một nhà đầu tư đặt mua là 25,76 triệu cổ phần.

Mức giá cao nhất đặt mua là 223.000 đồng/cổ phần, thấp nhất là 22.300 đồng/cổ phần, tương đương giá khởi điểm; giá trúng đấu giá bình quân là 22.307 đồng/cổ phần... Với tổng số cổ phần bán được, VNA thu về từ đợt đấu giá này 1.093 tỉ đồng.

{keywords}

{keywords}

Toàn bộ 49.009.008 cổ phần của VNA đã được nhà đâu tư mua hết trong sáng 14/1

Hai nhà đầu tư trong nước đặt mua cao nhất là ngân hàng Techcombank và Vietcombank với số lượng cổ phần mua được chiếm 98,61% số lượng bán ra. Còn lại là các cổ đông cán bộ công nhân viên và các nhà đầu tư nhỏ lẻ, trong đó có các nhà đầu tư nhỏ lẻ nước ngoài.

Một thành viên ban chỉ đạo cổ phần hoá VNA cho biết, sở dĩ số lượng đăng ký đặt mua cổ phần của VNA đạt mức cao như vậy vì giá khởi điểm của cổ phần tính ra không cao.
Phát biểu tại phiên đấu giá, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết, Vietnam Airlines IPO thành công thể hiện sự tin tưởng của nhà đầu tư vào sự phát triển của DN này. Vietnam Airlines sẽ có thêm nhiều cổ đông đồng sở hữu với cổ đông nhà nước trong mô hình hoạt động của công ty cổ phần.

Thứ trưởng cũng cho biết Chính phủ sẽ nghiên cứu và có thể cho phép bán CP của VNA ra công chúng lần thứ 2.

Thay mặt đội ngũ quản trị VNA, ông Phạm Viết Thanh - Chủ tịch HĐTV Vietnam Airlines cam kết nỗ lực thực hiện mọi nhiệm vụ của CPH cho đến khi chuyển đổi xong thành công ty cổ phần, dự kiến tiến hành đại hội cổ đông đầu tiên vào ngày 12/3/2015.

Vietnam Airlines có vốn điều lệ 14.101.840.000.000 đồng, chia thành 1.410.184.000 cổ phần, trong đó cổ phần nhà nước nắm giữ 75% vốn điều lệ; cổ phần bán cho cán bộ công nhân viên chiếm 1,5% vốn điều lệ; cổ phần chào bán cho nhà đầu tư chiến lược chiếm 20% và cổ phần bán đấu giá cho các nhà đầu tư chiếm 3,5%.

Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ GTVT quyết định việc giảm tỷ lệ sở hữu của Nhà nước xuống không dưới 65% trong thời gian thích hợp. Tiến trình lựa chọn nhà đầu tư chiến lược đang được Vietnam Airlines tiến hành song song.

Trong 5 năm sau CPH, Vietnam Airlines đặt mục tiêu tiếp tục khẳng định vị thế chủ lực là hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam, giữ vai trò chủ đạo trong giao thông hàng không nước nhà; phấn đấu trở thành hãng hàng không tiên tiến, thuộc nhóm các hãng hàng không đứng đầu khu vực Đông Nam Á về quy mô và chất lượng dịch vụ, xây dựng Vietnam Airlines thành thương hiệu có uy tín của Việt Nam trên thị trường.

{keywords}

VNA đặt mục tiêu đến năm 2015 sẽ là hãng hàng không đạt chất lượng dịch vụ 4 sao

Về kế hoạch phát triển, Vietnam Airlines đặt mục tiêu đến năm 2015 sẽ là hãng hàng không đạt chất lượng dịch vụ 4 sao và đến năm 2020 trở thành hãng hàng không được ưa chuộng ở châu Á về chất lượng dịch vụ trên không và mặt đất.

Cụ thể, từ tháng 5/2015 Vietnam Airlines bắt đầu thay thế đội tàu bay đang được sử dụng phổ biến hiện nay bằng đội tàu bay thế hệ mới hiện đại nhất thế giới Airbus A350 và Boeing B787. Hai loại tàu bay thế hệ mới này ngoài tiết kiệm nhiên liệu, thận thiện với môi trường còn được trang bị tiện nghi hiện đại với ghế hạng C có thể bấm nút tự động ngả xuống thành giường, có Wifi intenet… phục vụ hành khách.

Gia Văn