- Dây điện thòng sát đất trước nhà, có người dùng cây tre khô chống đỡ, có người dùng cây củi mục chắp nối đưa dây điện “bò” sát đất lên cao khỏi đầu để chui qua nhà.

Người dân thôn Liên Trì 2, xã Bình Kiến (TP Tuy Hòa, Phú Yên) mất ăn mất ngủ, thấp thỏm, lo âu vì phải sống chung với “mạng nhện” đủ các loại dây điện “bò” sát đất. Còn trụ điện thì có hàng chục công tơ “chen lấn nhau”, nhiều lúc bắn lửa đỏ rực.

Đến thôn Liên Trì 2, nhiều người không khỏi rùng mình vì nhìn thấy trụ điện “cõng” hàng chục công tơ đeo từ sát mặt đất lên đến trụ.

{keywords}

Trụ điện chống bằng cây tre

{keywords}

Nhiều trụ điện bằng tre yết ớt anh Trần Ngọc Duy phải chắp nối khỏi vướng trước nhà

Dây điện thòng sát đất trước nhà, có người dùng cây tre khô chống đỡ, có người dùng cây củi mục chắp nối đưa dây điện “bò” sát đất lên cao khỏi đầu để chui qua nhà.

Nguyên nhân có trình trạng này là vì khu dân cư đông đúc nhưng điểm cuối của hệ thống điện lưới của thôn lại nằm ở đầu xóm, để có điện thắp sáng người dân thi nhau bỏ tiền mua dây kéo điện từ trụ điện đầu xóm.

Đường dây điện kéo dài nên có nhiều gia đình chi phí phần “phía sau công tơ” đến 5 triệu đồng. Đó là chi phí mua dây dẫn, còn trụ điện làm bằng cây tre khô, củi mục.

{keywords}

{keywords}

 Dây điện thòng sát đất, người dân dùng cây gỗ chắp nối chống đỡ lâu ngày đã mục nát, xiêu vẹo.

Anh Trần Ngọc Duy, một người dân ở đây cho hay: “Chính vì bắt nhiều công tơ điện một chỗ nên mạng lưới dây điện từ đó túa ra thòng sát đất, giăng chằng chịt. Mùa nắng thì còn đỡ chứ đến mùa mưa chỗ mối hở bắn lửa ra ngoài. Nhà có con nhỏ hay ra vào thấy mà thót tim”.

Theo anh Duy, những bó dây điện thòng sát đất trước nhà anh chạy dài qua khu dân cư, ra vào bị vướng. Nhiều người dùng cây nhỏ chống đỡ, có đoạn người dân ra vào nhà phải cuối xuống chui qua dây điện mới ra vào nhà, nếu không chui thì dây điện cứa ngang cổ.

Trước hàng rào lưới sắt B40 của nhà bà Lê Thị Lan có hàng chục đường dây điện dính chùm nhau nối từ trụ điện chính có công tơ ra.

“Dây điện ở đây đủ loại, người kẹt tiền mua dây dởm chắp nối, có dây quá cũ. Nhà tôi lúc nào cũng nơm nớp lo sợ, ban đêm chẳng dám ra khỏi nhà vì dây nhợ lòng thòng, lỡ có dây điện nào rớt xuống sân thì chẳng biết đâu mà lần”, bà Lan nói.

Trước nhà ông Kiều Lên, trụ điện dùng chung cho cả xóm gồng mình vì hàng chục công tơ đeo bám.

“Mấy năm rồi chớ đâu phải mới đây. Người dân ở đây đã nhiều lần kiến nghị lên UBND xã và trong các cuộc họp tiếp xúc cử tri của thành phố cũng như của tỉnh nhưng đến nay vẫn chưa thấy giải quyết. Tiền điện thì người dân không nợ đồng nào”, ông Lên than vãn.

{keywords}

Trước nhà ông Kiều Lên, trụ điện gồng mình vì hàng chục công tơ đeo bám

{keywords}

Cháu Nguyễn Quốc Khánh (5 tuổi) hàng ngày ra vào trước nhà cạnh trụ điện “cõng” hàng chục công tơ

Đại điện UBND xã Bình Kiến cho biết, xã đã nhận được nhiều đơn kiến nghị của bà con. Xã đề nghị Điện lực Tuy Hòa có biện pháp giải quyết bằng cách trồng thêm trụ điện mới để san tải bớt công tơ điện của bà con bắt chung trên trụ hiện có.

Về phía Điện lực Tuy Hòa, đến nay, đơn vị này đã có công văn trả lời về kế hoạch xây dựng hai nhánh đường dây 0,4KV dài 450m trong năm 2013, nhưng đến nay vẫn chưa rục rịch.

Từ đây đến lúc Điện lực Tuy Hòa thực hiện kế hoạch, người dân thôn Liên Trì 2, xã Bình Kiến vẫn phải sống thấp thỏm vì điện.

Trâm Trân